Tặng sách “Thế giới nghệ thuật thơ Chế Lan Viên” cho nhà lưu niệm Chế Lan Viên

P.V |

Ngày 16/10/2021, tại Nhà lưu niệm nhà thơ Chế Lan Viên (thôn An Thạch, xã Thanh An, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị) đã diễn ra buổi tặng tập sách Thế giới nghệ thuật thơ Chế Lan Viên của PGS. TS Hồ Thế Hà cho Ban quản lý Nhà lưu niệm nhà thơ Chế Lan Viên.

Đến dự lễ có ông Nguễn Hoàn, Phó Giám đốc Sở Thông tin - Truyền thông; ông Hồ Thanh Thoan, Phó Chủ tịch Thường trực Hội VHNT tỉnh Quảng Trị, cùng các đồng chí đại diện Phòng VHTT và xã Thanh An, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị...

Theo PGS. TS Hồ Thế Hà hành trình thơ Chế Lan Viên là một quá trình phát triển liên tục trên cơ sở có biến đổi, kế thừa; có phủ định nhưng vận động biện chứng: có sáng tạo bổ sung... Từ đó ông muốn góp thêm tiếng nói khiêm tốn vào việc nghiên cứu thi pháp tác giả, chỉ ra phong cách thơ Chế Lan Viên cả tư duy nghệ thuật cùng chiều sâu, cách thức chiếm lĩnh và phản ánh hiện thực, lẫn phương thức thể hiện luôn mới mẻ, bất ngờ...

Che Lan Vien
Ông Nguyễn Hoàn và ông Hồ Thanh Thoan (bên phải) thay mặt tác giả tặng sách cho đại diện Ban quản lý Nhà lưu niệm nhà thơ Chế Lan Viên: Ảnh-PV

Hy vọng rằng, tập chuyên luận này sẽ là tài liệu quý giá đem đến cho độc giả, người yêu thơ Chế Lan Viên có thêm những góc nhìn thú vị về nhà thơ đầy trí tuệ, triết lý, tiêu biểu bậc nhất của phong trào Thơ mới.

Những tài liệu quý giá của nhà thơ Chế Lan Viên được trưng bày tại nhà lưu niệm: Ảnh PV
Những tài liệu quý giá của nhà thơ Chế Lan Viên được trưng bày tại nhà lưu niệm: Ảnh PV
Nhiều Thơ Chế Lan Viên và những tập sách của các tác giả viết về ông được trưng bày tại nhà lưu niệm: Ảnh-PV
Nhiều Thơ Chế Lan Viên và những tập sách của các tác giả viết về ông được trưng bày tại nhà lưu niệm: Ảnh-PV

(Nguồn: Tạp chí Cửa Việt)

TAGS

Nhà thơ Chế Lan Viên, từ quê hương đã hóa tâm hồn

Nguyễn Bội Nhiên |

Nhà thơ Chế Lan Viên tên thật là Phan Ngọc Hoan, sinh ngày 23-10-1920, quê ở làng An Xuân, xã Cam An, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị. Một thời, chế Lan Viên theo cha sống ở Nghệ An, Bình Định, lớn lên và đi học ở Quy Nhơn, Hà Nội rồi sau đó làm báo, dạy học, hoạt động văn học. Từ đó, lịch sử văn học Việt Nam có Chế Lan Viên, một nhà thơ lớn, nhà nghiên cứu lý luận, nhà phê bình văn học nghệ thuật hiện đại với các bút danh Mai Lĩnh, Thạch Hãn, Thạch Ma là các địa danh ở tỉnh Quảng Trị cùng các bút danh Chàng Văn, Oah (tức là Hoan)

Kỷ niệm 100 năm Ngày sinh nhà thơ Chế Lan Viên

Minh Đức |

Sáng nay 27/11/2020, UBND tỉnh Quảng  Trị long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 100 năm Ngày sinh nhà thơ Chế Lan Viên; khánh thành công trình Nhà lưu niệm Nhà thơ Chế Lan Viên và trao tặng Giải thưởng Văn học nghệ thuật Chế Lan Viên tỉnh Quảng Trị lần thứ II - năm 2020. Tham dự lễ kỷ niệm có Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học Nghệt thuật Việt Nam, nhà thơ Hữu Thỉnh; Phó Giám đốc Bảo tàng Văn học, Hội Nhà văn Việt Nam, nhà thơ Bùi Quang Sinh. Về phía tỉnh Quảng Trị có Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hoàng Đức Thắng; Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hồ Đại Nam; Chủ tịch UBMTTQVN tỉnh Đào Mạnh Hùng; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nam; lãnh đạo các sở, ban, ngành cấp tỉnh; lãnh đạo huyện Cam Lộ; thân nhân gia đình nhà thơ Chế Lan Viên; các nhà văn, nhà thơ trên địa bàn tỉnh, nhà tài trợ xây dựng công trình Nhà lưu niệm Nhà thơ Chế Lan Viên.

Nhà thơ Chế Lan Viên - Người góp phần đưa nền thơ dân tộc lên đỉnh cao

Phương Lan |

Ngày 27/10, tại Hà Nội, Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức lễ kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Nhà thơ Chế Lan Viên (1920 - 2020) với sự tham dự của đông đảo nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu văn học nổi tiếng.

Khúc ruột quê hương của Chế Lan Viên

Tú Linh |

Nhà thơ Chế Lan Viên, người con quê hương của Quảng Trị được nhà thơ Tố Hữu, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Bộ trưởng (nay là Phó Thủ tướng Chính phủ) đánh giá: “Mai sau những cánh đồng thơ lớn/Chắc có tro Anh bón sắc hồng” (Hôn Anh). Hôm nay, dù tro cốt của nhà thơ Chế Lan Viên được thờ tại chùa Vĩnh Nghiêm, TP. Hồ chí Minh, nhưng quê nhà, khu phố An Hưng, thị trấn Cam Lộ, huyện Cam Lộ, nơi ruột thịt của nhà thơ, vẫn luôn là “chốn đi về” của ông, một người luôn hoài hương, hoài cổ...