Chế Lan Viên

Lần đầu tiên ra mắt Tour du lịch văn học về Nhà thơ Chế Lan Viên

Thanh Hồ |

Tour du lịch văn học được tổ chức bởi Amazing English Tour cùng Tạp chí Cửa Việt (đơn vị truyền thông) và “Câu lạc bộ thủ lĩnh thanh niên” trường THPT chuyên Lê Quý Đôn.


Khuyến khích tổ chức các hoạt động ngoại khoá Ngành Giáo dục và Đào tạo tại Nhà lưu niệm Nhà thơ Chế Lan Viên

PV |

Công trình Nhà lưu niệm nhà thơ Chế Lan Viên được khởi công xây dựng vào đầu tháng 3 năm 2019 tại xã Thanh An, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị.

Tặng sách “Thế giới nghệ thuật thơ Chế Lan Viên” cho nhà lưu niệm Chế Lan Viên

P.V |

Ngày 16/10/2021, tại Nhà lưu niệm nhà thơ Chế Lan Viên (thôn An Thạch, xã Thanh An, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị) đã diễn ra buổi tặng tập sách Thế giới nghệ thuật thơ Chế Lan Viên của PGS. TS Hồ Thế Hà cho Ban quản lý Nhà lưu niệm nhà thơ Chế Lan Viên.

Trồng gần 300 cây xanh tại Nhà lưu niệm Nhà thơ Chế Lan Viên nhân Ngày thơ Việt Nam

Anh Vũ |

Nhân Ngày thơ Việt Nam (Rằm tháng Giêng), vừa qua, huyện Cam Lộ phối hợp với Hội Văn học nghệ thuật (VHNT) Quảng Trị tổ chức trồng cây tại Nhà lưu niệm Nhà thơ Chế Lan Viên, ở thôn An Thạch, xã Thanh An.

“Cha tôi - nhà văn Kim Lân”

Anh Thư (Thực hiện) |

Họa sĩ Nguyễn Thị Hiền - con gái đầu lòng của nhà văn Kim Lân - là gương mặt nổi bật của mỹ thuật Việt Nam hiện đại. Bà chịu nhiều ảnh hưởng từ quan niệm sống, quan niệm sáng tạo nghệ thuật của cha. Chính nhà văn Kim Lân là người định hướng và truyền lửa cho bà đi theo nghệ thuật.

Nhà thơ Chế Lan Viên, từ quê hương đã hóa tâm hồn

Nguyễn Bội Nhiên |

Nhà thơ Chế Lan Viên tên thật là Phan Ngọc Hoan, sinh ngày 23-10-1920, quê ở làng An Xuân, xã Cam An, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị. Một thời, chế Lan Viên theo cha sống ở Nghệ An, Bình Định, lớn lên và đi học ở Quy Nhơn, Hà Nội rồi sau đó làm báo, dạy học, hoạt động văn học. Từ đó, lịch sử văn học Việt Nam có Chế Lan Viên, một nhà thơ lớn, nhà nghiên cứu lý luận, nhà phê bình văn học nghệ thuật hiện đại với các bút danh Mai Lĩnh, Thạch Hãn, Thạch Ma là các địa danh ở tỉnh Quảng Trị cùng các bút danh Chàng Văn, Oah (tức là Hoan)

Kỷ niệm 100 năm Ngày sinh nhà thơ Chế Lan Viên

Minh Đức |

Sáng nay 27/11/2020, UBND tỉnh Quảng  Trị long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 100 năm Ngày sinh nhà thơ Chế Lan Viên; khánh thành công trình Nhà lưu niệm Nhà thơ Chế Lan Viên và trao tặng Giải thưởng Văn học nghệ thuật Chế Lan Viên tỉnh Quảng Trị lần thứ II - năm 2020. Tham dự lễ kỷ niệm có Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học Nghệt thuật Việt Nam, nhà thơ Hữu Thỉnh; Phó Giám đốc Bảo tàng Văn học, Hội Nhà văn Việt Nam, nhà thơ Bùi Quang Sinh. Về phía tỉnh Quảng Trị có Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hoàng Đức Thắng; Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hồ Đại Nam; Chủ tịch UBMTTQVN tỉnh Đào Mạnh Hùng; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nam; lãnh đạo các sở, ban, ngành cấp tỉnh; lãnh đạo huyện Cam Lộ; thân nhân gia đình nhà thơ Chế Lan Viên; các nhà văn, nhà thơ trên địa bàn tỉnh, nhà tài trợ xây dựng công trình Nhà lưu niệm Nhà thơ Chế Lan Viên.

Nhà thơ Chế Lan Viên - Người góp phần đưa nền thơ dân tộc lên đỉnh cao

Phương Lan |

Ngày 27/10, tại Hà Nội, Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức lễ kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Nhà thơ Chế Lan Viên (1920 - 2020) với sự tham dự của đông đảo nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu văn học nổi tiếng.

Khúc ruột quê hương của Chế Lan Viên

Tú Linh |

Nhà thơ Chế Lan Viên, người con quê hương của Quảng Trị được nhà thơ Tố Hữu, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Bộ trưởng (nay là Phó Thủ tướng Chính phủ) đánh giá: “Mai sau những cánh đồng thơ lớn/Chắc có tro Anh bón sắc hồng” (Hôn Anh). Hôm nay, dù tro cốt của nhà thơ Chế Lan Viên được thờ tại chùa Vĩnh Nghiêm, TP. Hồ chí Minh, nhưng quê nhà, khu phố An Hưng, thị trấn Cam Lộ, huyện Cam Lộ, nơi ruột thịt của nhà thơ, vẫn luôn là “chốn đi về” của ông, một người luôn hoài hương, hoài cổ...

Chế Lan Viên và dấu ấn văn chương với quê hương Quảng Trị

TS Nguyễn Văn Dùng |

Chế Lan Viên là nhà thơ lớn trên bầu trời thi ca Việt Nam hiện đại, nhưng mảnh đất ân nghĩa Quảng Trị đã nuôi dưỡng ươm mầm tài năng thi sĩ của ông.

Không gian lưu niệm nhà thơ Chế Lan Viên

Thanh Hải |

Công trình Nhà lưu niệm nhà thơ Chế Lan Viên được khởi công xây dựng vào đầu tháng 3/2019 do Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị làm chủ đầu tư. Công trình có thiết kế mô phỏng theo lối kiến trúc nhà rường truyền thống, mái lợp ngói ba gian, gồm: gian thờ và nghi thức; gian trưng bày tác phẩm, hiện vật của nhà thơ Chế Lan Viên và gian trưng bày các tác phẩm nghiên cứu, phê bình viết về nhà thơ. Phía trước nhà lưu niệm có tiền đình và các hạng mục phụ trợ khác như sân vườn, cây xanh… Tổng mức đầu tư công trình 3,6 tỉ đồng, trong đó 30% ngân sách tỉnh, 20% ngân sách huyện Cam Lộ, còn lại 50% từ nguồn vận động xã hội hóa.

Chế Lan Viên – Đỉnh cao trí tuệ thi ca

N.T |

Chế Lan Viên (1920-1989) là một trong những nhà thơ hàng đầu của hai thời kỳ chống Pháp và chống Mỹ, sớm nổi tiếng ngay từ khi còn rất trẻ (17 tuổi) với tập thơ Điêu tàn. Là một trong Bàn thành tứ hữu (Bốn người bạn ở thành Đồ Bàn) cùng với Quách Tấn, Yến Lan, Hàn Mặc Tử, nhà thơ Chế Lan Viên ngự riêng ở một góc đặc trưng nghệ thuật trên văn đàn suốt gần sáu thập niên. Trong sự nghiệp văn học đồ sộ gồm có bút ký, tạp văn (6), tiểu luận phê bình (10), thơ (15) – tiêu biểu là các tập thơ : Điêu tàn, Ánh sáng và phù sa – vẫn là bộ phận văn chương độc đáo, khắc đậm dấu ấn thương hiệu Chế Lan Viên – nhà thơ trí tuệ. Thi sĩ được phong tặng: giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (đợt 1, 1996).

Chế Lan Viên, 'nhân sư' của thi đàn Việt Nam

Tiến sĩ Phan Tuấn Anh |

Trong phong trào Thơ mới (1932-1945), giữa một 'rừng' thi nhân lãng mạn-cảm tính, thi sĩ có thế giới nghệ thuật thơ triết luận, nhiều suy tưởng lý trí, nhiều trăn trở tinh thần nhất là Chế Lan Viên (1920-1989).

Chế Lan Viên, người con tài hoa của đất Quảng Trị

Phan Văn Vĩnh |

Tháng 10 năm nay là kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà thơ Chế Lan Viên (20/10/1920-20/10/2020), một người con của quê hương Quảng Trị.

Xanh EWEC xin giới thiệu bài viết của tác giả Phan Văn Vĩnh, hiện là Giám đốc Công ty Điện lực Quảng Trị, một người cháu của nhà thơ Chế Lan Viên. Bài này được viết hơn 10 năm trước.

Hoàn thành xây dựng Nhà lưu niệm nhà thơ Chế Lan Viên

Lê Trường |

Sau một thời gian tích cực triển khai thi công, đến nay công trình Nhà lưu niệm nhà thơ Chế Lan Viên đã hoàn thành giao đoạn 1 và bàn giao cho chính quyền địa phương quản lý.

Trịnh Công Sơn với “quê hương thần thoại”

Nguyễn Hoàn |

Trong ca khúc “Mùa xuân đầu tiên” viết năm 1976, năm của mùa xuân hòa bình đầu tiên trên đất nước liền một dải, nhạc sĩ Văn Cao tấu lên khúc hoan ca rộn rã: “Ôi giờ phút yêu quê hương làm sao trong xuân vui đầu tiên. Ôi giờ phút trong tay anh đầu tiên một cuộc đời êm ấm. Từ đây người biết quê người”.