Thói quen uống nước sai lầm

PV |

Thói quen uống nước ngay sau khi ăn xong có thực sự tốt không hay lại gây ra những nguy cơ cho sức khỏe?

Uống nước ngay sau khi ăn là thói quen vô cùng phổ biến. Hầu hết chúng ta đều có thói quen uống một ít nước sau khi vừa kết thúc một bữa ăn với suy nghĩ rằng nước giúp toàn bộ thức ăn trôi xuống và làm sạch khoang miệng.

Có một số thời điểm nhất định, chúng ta tránh tiêu thụ nước. Và một trong những thời điểm đó chính là ngay sau khi chúng ta vừa ăn xong.

 

Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng mọi người nên đợi ít nhất khoảng 30 phút sau khi ăn rồi mới uống nước. Bởi vì cơ thể mất khoảng 2 tiếng để tiêu hóa thức ăn. Thức ăn đi qua thực quản rồi đến dạ dày, sau đó đến đại tràng trước khi được loại bỏ ra khỏi cơ thể.

Trong khoảng thời gian này, cơ thể sẽ chuyển sang giai đoạn tiêu hóa tiếp theo, việc uống nước sẽ không làm xáo trộn quá trình tiêu hóa.

Để tiêu hóa thức ăn, cơ thể cần có một tỷ lệ chất lỏng - rắn nhất định. Sự cân bằng này sẽ bị ảnh hưởng khi bạn uống nước ngay lập tức khi vừa kết thúc một bữa ăn vì thói quen này có thể làm giảm thời gian và quá trình tiêu hóa thức ăn.

Điều này làm bạn cảm thấy đói nhanh hơn bình thường, dẫn đến việc tiêu thụ nhiều calorie hơn, làm tăng nguy cơ bị đầy hơi.

Uống nước ngay sau khi ăn cũng sẽ làm loãng dịch tiêu hóa và các enzyme cực kỳ quan trọng trong quá trình tiêu hóa đồng thời làm giảm quá trình bài tiết của những enzyme đó, dẫn tới tình trạng gia tăng lượng acid dạ dày. Và đây là nguyên nhân gây ra hiện tượng ợ nóng và ợ chua.

Trong khi tiêu hóa thức ăn, cơ thể sẽ hấp thụ một số chất dinh dưỡng thiết yếu. Tuy nhiên, uống nước ngay sau mỗi bữa ăn sẽ khiến cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng này ít hơn.

Uống nước ngay sau khi ăn cũng làm tăng nguy cơ béo phì. Xét ở một khía cạnh, nước làm giảm quá trình tiêu hóa, dẫn đến rất nhiều thức ăn chưa được tiêu hóa còn sót lại trong hệ thống ruột. Glucose trong thực phẩm không tiêu hóa hết sẽ được lưu trữ và được chuyển hóa thành chất béo tích tụ trong cơ thể. Do đó, glucose trong thực phẩm không tiêu hóa hết cũng có thể làm tăng lượng đường trong máu, từ đó dần dẫn tới bệnh tiểu đường.

(Nguồn: Ngày Nay)

TAGS

Thừa Thiên Huế: Hưởng ứng chiến dịch “Làm cho thế giới sạch hơn” năm 2020

Văn Dinh |

Thừa Thiên Huế đã triển khai nhiều hoạt động có ý nghĩa đối với công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh, nhằm hưởng ứng chiến dịch “Làm cho thế giới sạch hơn” năm 2020.

Người mẹ đơn thân bị bệnh hiểm nghèo

Kăn Sương |

Chị Hồ Thị Bắt, người đồng bào dân tộc Vân Kiều (sinh năm 1988) ở thôn Chênh Vênh, xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) có hoàn cảnh rất đáng thương. Chồng mất do bệnh hiểm nghèo, một mình chị quần quật làm nương rẫy để nuôi 3 người con nhỏ. Gần đây, chị Bắt lại bị bệnh hiểm nghèo. Nỗi lo không có tiền chữa bệnh và nuôi con luôn đè nặng lên đôi vai yếu gầy của người phụ nữ này.

Bí thư Tỉnh ủy thăm hỏi, động viên các gia đình bị thiệt hại do bão số 5

Hà Trang |

Ngày 19/9/2020, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị Lê Quang Tùng; Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Sỹ Đồng đã đến kiểm tra, chỉ đạo công tác khắc phục thiệt hại do bão số 5 gây ra trên địa bàn huyện Hải Lăng (Quảng Trị). 

Nông dân Quảng Trị gặt lúa chưa già đồng để “chạy” bão số 5

Hưng Thơ |

Lúa chưa chín vàng trên đồng, nhưng trước dự báo bão số 5 sẽ ảnh hưởng, nên người dân chấp nhận thu hoạch với phương châm “xanh nhà hơn già đồng”.