Triệu Phong tạo “vòng cung lửa”, góp sức bảo vệ Thành Cổ Quảng Trị

Đan Tâm |

Sau khi hai huyện Cam Lộ, Gio Linh được giải phóng vào ngày 2/4/1972, đồng bào, cán bộ, chiến sĩ huyện Triệu Phong rất phấn khởi, tin tưởng, mong đợi ngày rũ tung xiềng xích cũng sẽ đến rất gần với quê hương mình. Quân dân Triệu Phong bước vào trận chiến đấu mới với khí thế mới, sức mạnh mới, các đơn vị đã sẵn sàng ở vị trí xuất kích. Tất cả đều biết rằng cuộc chiến đấu sắp tới sẽ diễn ra quyết liệt, nhiều hy sinh, thử thách, nhưng quân dân Triệu Phong vẫn quyết tâm đánh địch, giải phóng quê hương.


...Đúng 5 giờ sáng ngày 27/4/1972, các cánh quân ta đồng loạt tấn công vào cụm phòng ngự của địch dọc Quốc lộ 1 từ Đông Hà đến thị xã Quảng Trị. Ở hướng Tây Bắc, Sư đoàn 308 tiến công vào khu vực Đông Hà - Lai Phước. Sau hai ngày chiến đấu quyết liệt, quân ta đã làm chủ tuyến Đông Hà - Lai Phước. Trong thế trận đó, lực lượng biệt động thị xã Quảng Trị và thị xã Đông Hà cùng với du kích các xã tiến hành đánh chiếm Đại Áng, Trung Chỉ, Nhân dân vùng lên chiếm trụ sở ngụy quyền ở Triệu Lương, Triệu Lễ. Cùng lúc này, Sư đoàn 304 từ phía Tây đánh chiếm căn cứ Ái Tử.

Địch giành giật với ta từng tấc đất trong những trận đánh ác liệt ở Nhan Biều, An Đôn, cầu Quảng Trị. Trung đoàn 48, Sư đoàn 320B từ hướng Đông Bắc đánh vào càng tăng thêm áp lực, buộc địch phải vứt bỏ xe tăng, súng đạn, dẫm đạp lên nhau chạy thoát thân vào thị xã Quảng Trị. Cùng với đòn tấn công của quân chủ lực, du kích các xã Triệu Thượng, Triệu Ái, Triệu Giang đã truy kích tiêu diệt tàn quân địch. Quần chúng nổi dậy phá tan hàng rào khu tập trung, trở về làng cũ, tiếp tế đạn dược, cung cấp ghe thuyền, giúp bộ đội sang sông. Chỉ sau mấy ngày tấn công, nổi dậy với khí thế sôi sục, toàn bộ căn cứ địch dọc Quốc lộ 1 bị san bằng. Hệ thống chính quyền tay sai ở 5 xã phía Bắc sông Thạch Hãn hoàn toàn sụp đổ.Ở mặt trận phía Đông, phối hợp với đòn tấn công tiêu diệt địch của Trung đoàn 27, Sư đoàn 320B, Tiểu đoàn 46 và Tiểu đoàn 47 bộ binh cơ giới, lực lượng vũ trang địa phương đã tấn công giải tán bảo an, phòng vệ, hỗ trợ quần chúng nổi dậy ở các xã Triệu Đại, Triệu Độ, Triệu Long, Triệu Thuận. Các đội chính trị bám sát địa bàn, tổ chức cho Nhân dân vùng lên giải tán chính quyền địch ở Triệu Phước, Triệu Vân, Triệu Trạch. Ngày 28/4, kết hợp với lực lượng từ Gio Linh, Cam Lộ tiến vào, quân ta đã tổ chức tấn công địch mạnh mẽ, tạo điều kiện cho Nhân dân nổi dậy làm chủ địa bàn các xã Triệu Hòa, Triệu Sơn, Triệu Lăng, Triệu Tài...

Du khách dâng hoa, dâng hương tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Thành Cổ Quảng Trị - Ảnh: Đ.T
Du khách dâng hoa, dâng hương tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Thành Cổ Quảng Trị - Ảnh: Đ.T

Ngày 29/4 trong lúc Sư đoàn 324 đánh chiếm cầu Dài, chia cắt tuyến Quốc lộ 1, chặn đường chi viện của địch, quân ta từ các hướng dội bão lửa vào thị xã Quảng Trị. Địch hoảng sợ rút chạy. Chiều ngày 29/4, lực lượng vũ trang vừa truy kích, chặn đánh địch, vừa tiến vào đánh chiếm chi khu Triệu Phong và trụ sở ngụy quyền ở xã Triệu Thành. Cờ giải phóng đã tung bay trên nóc quận đường và khắp mọi làng quê.

Như vậy, chỉ trong 3 ngày, từ ngày 27 đến ngày 29/4/1972, lực lượng vũ trang, các đội công tác chính trị, quân và dân Triệu Phong với mọi vũ khí có trong tay, cùng với bộ đội chủ lực đánh địch, vây bốt, chiếm đồn, tước vũ khí, gọi hàng, bắt tù binh, giải tán chính quyền địch, vận chuyển thương binh, tiếp lương tải đạn... Trong chiến dịch này, ta đã gọi hàng và bắt sống 1.617 tên địch, thu giữ hơn 1.500 súng các loại. Với khí thế tiến công và nổi dậy long trời lở đất, đúng 16 giờ ngày 29/4/1972 quân và dân Triệu Phong đã anh dũng quét sạch quân thù ra khỏi quê hương mình.

Đặc biệt, trong 81 ngày đêm chiến đấu bảo vệ Thành Cổ Quảng Trị, Triệu Phong chính là địa bàn đứng chân của các đơn vị bộ đội. Quân và dân Triệu Phong, nhất là các xã vùng ven thị xã Quảng Trị như Triệu Thượng, Triệu Long, Triệu Thành, Triệu Tài... đã mưu trí, dũng cảm cùng với bộ đội địa phương, bộ đội chủ lực tiêu diệt địch vòng ngoài, tạo “vòng cung lửa” ngăn chặn từng bước, chia cắt, giam chân địch, góp phần bẻ gãy các cuộc hành quân, đập tan mưu đồ tái chiếm thị xã Quảng Trị và Thành Cổ của địch. Du kích Bích La Đông, xã Triệu Đông đã phối hợp với Trung đoàn 64, Sư đoàn 320B chiến đấu dũng cảm, tiêu diệt hoàn toàn Tiểu đoàn 27 địch, phá thế liên hoàn của địch trên tuyến sông Vĩnh Định, buộc địch phải điều lực lượng ra ứng phó, không cho chúng rảnh tay vây ép Thành Cổ. Du kích các xã Triệu Long, Triệu Tài, Triệu Trung, Triệu Trạch... phối hợp mở nhiều đợt tiến công vào sườn đội hình của địch, gây cho chúng nhiều thiệt hại.

Tại xã Triệu Thượng, địa bàn phía Bắc sông Thạch Hãn, du kích và Nhân dân địa phương đã phối hợp với các Sư đoàn 304, 325, bộ đội địa phương phục vụ chiến đấu, tiếp lương, tải đạn, dẫn đường, đưa bộ đội vượt sông vào chiến đấu ở Thành Cổ. Đồng thời cũng là địa bàn tuyến sau tiếp nhận, cứu chữa thương binh, chuẩn bị lực lượng bổ sung cho chiến trường Thành Cổ. Hình ảnh cha con lão ngư dân trong mưa bom bão đạn vẫn nở nụ cười chiến thắng, vững tay chèo đưa bộ đội qua sông Thạch Hãn vào Thành Cổ đã thể hiện tinh thần anh dũng, không quản ngại hy sinh, chiến đấu, phục vụ chiến đấu để giải phóng quê hương. Ý chí, sức mạnh và những chiến công của quân và dân Triệu Phong trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước mà đỉnh cao là chiến dịch giải phóng Quảng Trị, bảo vệ Thành Cổ năm 1972 là một bản anh hùng ca còn vang vọng mãi...

 (Nguồn: Báo Quảng Trị)

TAGS

Giới thiệu đại sách độc bản kỷ lục châu Á và kỷ lục thế giới Huyền thoại Thành Cổ Quảng Trị

Trúc Phương |

Nhân Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam tại Quảng Trị năm 2022, sáng nay 20/4, tại Thành Cổ Quảng Trị, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Tạp chí Việt Nam Hội nhập và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức tọa đàm giới thiệu đại sách độc bản kỷ lục châu Á và kỷ lục thế giới “Huyền thoại Thành Cổ Quảng Trị (81 ngày đêm mùa hè đỏ lửa - 1972)”. 

Họp báo giới thiệu Hội thảo khoa học “Giải phóng Quảng Trị và chiến đấu bảo vệ Thành Cổ năm 1972- nửa thế kỷ xây dựng, đổi mới và phát triển”

PV |

Ngày 19/4, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Tỉnh ủy Quảng Trị tổ chức họp báo giới thiệu Hội thảo khoa học cấp Bộ Quốc phòng “Giải phóng Quảng Trị và chiến đấu bảo vệ Thành Cổ năm 1972 - nửa thế kỷ xây dựng, đổi mới và phát triển”, nhân kỷ niệm 50 năm giải phóng tỉnh Quảng Trị; 50 năm sự kiện 81 ngày đêm chiến đấu bảo vệ Thành Cổ Quảng Trị (1972-2022). Thiếu tướng Đỗ Thanh Phong, Phó Cục trưởng Cục Tuyên huấn (Tổng cục Chính trị); Đại tá, PGS, TS Dương Hồng Anh, Phó Viện trưởng Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam; Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hồ Đại Nam đồng chủ trì buổi họp báo.

Xây dựng Thành Cổ Quảng Trị trở thành biểu tượng hòa bình

Ngọc Lan |

Năm 2022, dấu mốc 50 năm sự kiện 81 ngày đêm chiến đấu bảo vệ Thành Cổ Quảng Trị (1972 - 2022).

“Vườn Hòa bình” giữa lòng Thành Cổ

Đan Tâm |

Em từ một nước bên kia dãy Trường Sơn, có hỏi tôi, nếu đã đến một miền đất từng mơ ước đến rồi, thì nơi đâu ở Quảng Trị mà em cần đến trước tiên, tôi giới thiệu với em là di tích Thành Cổ. Biết em là một người học điêu khắc, tôi muốn giới thiệu một khu “vườn tượng” của quê hương tôi với em ngay trong lòng Thành Cổ Quảng Trị. Và tôi cũng tự đặt tên cho khu “vườn tượng” mà tôi tâm đắc đó là “Vườn hòa bình”.