Tuyên truyền bảo vệ tài nguyên rừng trong trường học

Trần Anh Minh |

Những năm qua, Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị đã triển khai công tác tuyên truyền bảo vệ rừng và động vật hoang dã đến với các đối tượng, đặc biệt là học sinh trong trường học.

Đây là hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp được tổ chức trong trường học nhằm nâng cao nhận thức cho học sinh về bảo vệ môi trường tự nhiên. Từ đó không chỉ trang bị kiến thức về thiên nhiên, hình thành cho các em ý thức tốt về bảo vệ môi trường sống của động, thực vật hoang dã mà còn thông qua đó lan tỏa những hành động đẹp, ý nghĩa đến gia đình, người thân và cộng đồng, góp phần bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn.

Năm 2022, Hạt kiểm lâm các huyện Cam Lộ, Gio Linh và Triệu Phong đã phối hợp với các trường TH&THCS xã Linh Trường, Triệu Ái và Cam Nghĩa tổ chức 3 buổi “Tuyên truyền bảo vệ rừng và bảo vệ động vật hoang dã trong trường học”, thu hút 719 học sinh của 3 điểm trường tham gia. Tham gia các buổi tuyên truyền còn có ban giám hiệu cùng thầy, cô giáo và cán bộ, nhân viên trong nhà trường.

Tuyên truyền bảo vệ rừng và bảo vệ động vật hoang dã tại Trường THCS Trung Sơn, Gio Linh -Ảnh: CTV
Tuyên truyền bảo vệ rừng và bảo vệ động vật hoang dã tại Trường THCS Trung Sơn, Gio Linh -Ảnh: CTV

Đây là hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp rất bổ ích đối với học sinh và cán bộ, giáo viên, nhân viên tại các trường tổ chức. Tại buổi tuyên truyền, học sinh được nghe cán bộ kiểm lâm phổ biến những kiến thức bổ ích về bảo vệ rừng và bảo vệ động vật hoang dã, về vai trò và tầm quan trọng của tài nguyên rừng đối với cuộc sống, đối với cân bằng môi trường sinh thái, về thực trạng phá rừng, săn bắt động vật hoang dã ở Việt Nam nói chung và tỉnh Quảng Trị nói riêng, để từ đó nâng cao nhận thức trong học sinh về trách nhiệm bảo vệ rừng, bảo vệ động vật hoang dã.

Thời gian tổ chức các buổi tuyên truyền tuy không nhiều nhưng tác dụng đưa lại lớn. Việc giáo dục bảo vệ môi trường sống, bảo vệ rừng và động vật hoang dã thông qua tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật của ngành chức năng đã phát huy tác dụng nhiều mặt.

Cách tuyên truyền cũng được tổ chức sinh động, có giao lưu thưởng quà đã tạo sự hứng thú cho các em, nhờ đó mà sự tiếp thu những kiến thức bổ ích về bảo vệ rừng cũng hiệu quả hơn.

Hoạt động ngoại khóa tuyên truyền về bảo vệ động vật hoang dã được tổ chức tại Trường TH&THCS xã Cam Nghĩa diễn ra vào tháng 11/2022 với sự tham gia của 275 học sinh khối THCS. Chỉ với chưa đầy 2 giờ học nhưng không khí hào hứng của học sinh tham gia cho thấy các em rất quan tâm đến môi trường thiên nhiên.

Sự tương tác giữa cán bộ kiểm lâm và học sinh cùng tìm hiểu về động vật hoang dã đã tạo ra không khí sôi nổi khi tiếp thu những kiến thức từ thực tế. Các em tỏ ra khá hiểu biết về những loài động vật hoang dã có ở Việt Nam nói chung và Quảng Trị nói riêng.

Cách tổ chức tuyên truyền pháp luật của cán bộ kiểm lâm cởi mở, thân thiện, tạo hứng thú cho học sinh từ những phần thưởng mỗi lần trả lời đúng câu hỏi về động vật hoang dã. Từ đó càng tăng thêm hiệu quả tuyên truyền pháp luật trong đối tượng học sinh, giúp các em có ý thức sớm về trách nhiệm bảo vệ tài nguyên rừng, động vật hoang dã, môi trường sống của con người.

Phó hiệu trưởng Trường Tiểu học và THCS Cam Nghĩa Lê Phước Hải cho biết: Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về rừng được tổ chức dưới hình thức tổ chức học ngoài giờ lên lớp rất có ý nghĩa và mang lại hiệu quả cao.

Từ sự truyền đạt sinh động của các ngành chức năng đã mang lại sự hiểu biết cụ thể hơn về những động vật hoang dã, môi trường rừng là những thứ gì và vì sao cần được bảo vệ… Nhà trường mong muốn tiếp tục được phối hợp với kiểm lâm tỉnh để tổ chức nhiều hơn nữa các buổi tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về lâm nghiệp ý nghĩa như thế này.

Tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong nhà trường là hình thức giáo dục pháp luật có hiệu quả. Sự phối hợp tốt giữa các ngành chức năng và các trường học sẽ giúp cho công tác tuyên truyền pháp luật có hiệu quả cao hơn, sẽ giúp hình thành sớm ý thức công dân và tuân thủ pháp luật trong thế hệ trẻ, trong đó có Luật Lâm nghiệp, từ đó góp phần bảo vệ môi trường từ những nhận thức đúng đắn của mỗi người khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

Nguồn lực thúc đẩy phát triển rừng bền vững

Trần Anh Minh |

Với độ che phủ rừng đạt trên 50%, tỉnh Quảng Trị được đánh giá là một trong những địa phương phát triển hiệu quả lâm nghiệp trong cả nước.

Bảo vệ rừng gắn với phát triển du lịch sinh thái

Lê An |

Nhằm khai thác thế mạnh của rừng trong phát triển du lịch sinh thái, trong những năm qua, Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Đakrông (Quảng Trị) đã thực hiện hiệu quả công tác quản lý, phát triển tài nguyên rừng, bảo tồn đa dạng sinh học. Từ đó, góp phần tạo cảnh quan, bảo vệ môi trường sinh thái, hướng tới phát triển du lịch xanh, bền vững.

Khan hiếm lao động khai thác rừng sản xuất

Tú Linh |

Thời gian này, tình trạng thiếu lao động đang diễn ra ở các doanh nghiệp do nguồn cung phần lớn đi vào các tỉnh phía Nam và xuất khẩu lao động hoặc người lao động chỉ muốn làm công việc gần nhà khiến nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong tuyển dụng.

Một người dân thả 25 con nhím về rừng tự nhiên

PV |

Khi số nhím đã trưởng thành với tổng trọng lượng khoảng 150kg, gia đình anh Phước không bán hay giết thịt mà muốn thả về rừng.