Vì sao Bộ GD-ĐT đưa tiếng Hàn, tiếng Đức thành ngoại ngữ số 1?

Nguyễn Trang |

Bộ GD-ĐT cho biết, để giảm áp lực cho học sinh khi lựa chọn tiếng Hàn, tiếng Đức là ngoại ngữ 2 vẫn phải học song song ngoại ngữ 1 khác, Bộ GD-ĐT quyết định thí điểm dạy tiếng Hàn, tiếng Đức là ngoại ngữ 1 để học sinh lựa chọn theo nhu cầu.

Mới đây, Bộ GD-ĐT ban hành Quyết định số 712/QĐ-BGDĐT về việc Ban hành Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) môn tiếng Hàn và tiếng Đức - Ngoại ngữ 1, hệ 10 năm thí điểm. Theo đó, môn tiếng Hàn, tiếng Đức sẽ được thí điểm là Ngoại ngữ 1 trong chương trình GDPT.

Thông tin này ngay sau khi được công bố đang thu hút sự chú ý của đông đảo các học sinh, phụ huynh và giáo viên. 

 

Lý giải về quy định này, Bộ GD-ĐT cho biết, việc dạy học các môn ngoại ngữ trong trường phổ thông đã được triển khai từ nhiều năm qua. Theo đó, ngoại ngữ 1 là môn học bắt buộc (gồm các môn tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung Quốc, tiếng Nga, sau đó bổ sung môn tiếng Nhật); ngoại ngữ 2 là môn học tự chọn (trong đó có tiếng Đức, tiếng Hàn).

Sau thời gian thí điểm dạy tiếng Hàn, tiếng Đức là ngoại ngữ 2 ở một số địa phương và đạt hiệu quả, nhu cầu học tập của học sinh ngày càng nhiều hơn. Các cơ sở giáo dục phổ thông và học sinh có nguyện vọng lựa chọn môn học này là ngoại ngữ 1, để phù hợp với nhu cầu học tập của học sinh.

"Từ các nhu cầu thực tế nói trên, đồng thời để giảm áp lực cho học sinh khi lựa chọn tiếng Hàn, tiếng Đức là ngoại ngữ 2 vẫn phải học song song ngoại ngữ 1 khác, Bộ GD-ĐT quyết định thí điểm dạy tiếng Hàn, tiếng Đức là ngoại ngữ 1 để học sinh lựa chọn theo nhu cầu. Đây cũng là nội dung thoả thuận khung giữa Việt Nam với Hàn Quốc, CHLB Đức về việc dạy tiếng Hàn, tiếng Đức ở trường phổ thông Việt Nam", Bộ GD-ĐT lý giải. 

Việc thí điểm sẽ triển khai ở những nơi có nhu cầu và đảm bảo điều kiện thực hiện cả về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, tính liên thông giữa các cấp học, có đăng ký với Bộ GD-ĐT. Bộ GD-ĐT sẽ giám sát quá trình thực hiện này, để đảm bảo tính hiệu quả và quyền lợi cho người học.

Sau thời gian dạy thí điểm là ngoại ngữ 1, Bộ GD-ĐT sẽ đánh giá tính hiệu quả và khả thi, qua đó xem xét việc đưa 2 môn học tiếng Hàn, tiếng Đức chính thức trở thành ngoại ngữ 1 trong chương trình GDPT và thực hiện bình đẳng như các môn ngoại ngữ 1 khác.

(Nguồn: VOV.VN)

TAGS

Chính sách giáo dục có hiệu lực từ tháng 3

PV |

Một số chính sách quan trọng, liên quan trực tiếp đến nhà giáo chính thức sẽ có hiệu lực trong tháng 3.

Nhật Bản tài trợ Lào phát triển y tế, giáo dục

Tổng hợp |

Chính phủ Nhật Bản vừa cung cấp khoản tài trợ không hoàn lại cho Lào trị giá 522.221 USD để thực hiện 2 dự án y tế và 3 dự án giáo dục tại các tỉnh của Lào theo khuôn khổ dự án Hỗ trợ bền vững vấn đề con người cấp cơ sở (GGPs).

Giáo dục chỉ cất cánh khi chống triệt để căn bệnh thành tích

Bá Duy |

"Chúng ta phải chống triệt để căn bệnh thành tích, bệnh hình thức thì mới có được chất lượng giáo dục thật", TS. Nguyễn Tùng Lâm, thành viên Tổ tư vấn của Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo nhấn mạnh.

Gắn kết giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp

Mai Trang – Minh Dương |

Thời gian qua, công tác đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã tạo ra những chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ lao động. Bên cạnh việc nâng cao chất lượng công tác đào tạo nghề, việc liên kết chặt chẽ giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp cũng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng để công tác đào tạo nguồn nhân lực thực sự đáp ứng nhu cầu của xã hội. Thiết lập được mối liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp với cơ sở dạy nghề và tạo việc làm bền vững cho người lao động được xem là giải pháp đem lại những bứt phá mới trong giáo dục nghề nghiệp hiện nay.