Xây dựng lối sống hài hòa, bền vững với thiên nhiên

Tân Nguyên |

Ngày Môi trường Thế giới 5/6 năm 2022 được Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) phát động với chủ đề “Chỉ một Trái đất” (Only One Earth) nhằm truyền tải thông điệp cùng xây dựng lối sống hài hòa, bền vững với thiên nhiên; sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học và ứng phó với biến đổi khí hậu thông qua các chính sách, hoạt động hướng tới lối sống xanh hơn, sạch hơn. Đây là thời điểm để mỗi quốc gia, địa phương cùng chung tay và có những hành động cụ thể, thiết thực vì thiên nhiên và trái đất.

Bắt đầu từ ngày 1/1/2022 Luật Bảo vệ môi trường (BVMT) sửa đổi năm 2020 chính thức có hiệu lực. Đây là giai đoạn chuyển đổi mạnh mẽ trong việc BVMT, hướng tới mục tiêu cải thiện chất lượng môi trường, bảo vệ sức khỏe người dân, cân bằng sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển bền vững.

Để hưởng ứng Ngày Môi trường Thế giới 5/6 và Tháng hành động vì môi trường năm 2022, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) và UBND tỉnh Quảng Trị đã chỉ đạo các sở, ban ngành, đoàn thể, cơ quan, đơn vị, địa phương tổ chức các hoạt động hưởng ứng với các nội dung như: Phát động ra quân làm vệ sinh môi trường, trồng cây xanh; thu gom xử lý chất thải, phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn; đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong việc không sử dụng túi nilon khó phân hủy và các sản phẩm nhựa dùng một lần; sản xuất, sử dụng các sản phẩm, dịch vụ thân thiện môi trường.

Tuyên truyền, phổ biến và tổ chức thực hiện các quy định của Luật BVMT. Khuyến khích, kêu gọi các doanh nghiệp đồng hành, tham gia các hoạt động hưởng ứng BVMT vì cộng đồng. Đồng thời phát hiện, biểu dương và khen thưởng những tổ chức, cá nhân, cộng đồng doanh nghiệp có đóng góp hiệu quả, thiết thực trong việc sử dụng hợp lý tài nguyên, BVMT, bảo tồn đa dạng sinh học, sản xuất tiêu dùng bền vững và ứng phó với biến đổi khí hậu…
Tổ chức ngoại khóa cho học sinh về công tác bảo vệ môi trường, sinh thái tự nhiên - Ảnh: T.N
Tổ chức ngoại khóa cho học sinh về công tác bảo vệ môi trường, sinh thái tự nhiên - Ảnh: T.N
 

Hiện nay, cùng với sự phát triển KTXH thì lượng chất thải phát sinh ngày càng nhiều, trong đó có rác thải sinh hoạt. Rác thải phát sinh không được thu gom sẽ ảnh hưởng rất lớn đến môi trường, cảnh quan và sức khỏe của người dân. Theo thống kê năm 2021, lượng rác thải sinh hoạt phát sinh trên địa bàn tỉnh khoảng 360 tấn/ngày và có xu hướng gia tăng. Tỉ lệ rác thải sinh hoạt được thu gom là 93,5%, trong đó khu vực đô thị là 95,5%, khu vực nông thôn là 62%.

Hiện nay, ngoài 2 lò đốt đang hoạt động tại xã Tà Rụt, huyện Đakrông và trên đảo Cồn Cỏ thì các địa phương khác trên địa bàn tỉnh đều áp dụng giải pháp chôn lấp để xử lý rác thải sinh hoạt. Trong khi đó, rác thải sinh hoạt ở các địa phương trong tỉnh hầu hết chưa được phân loại tại nguồn. Tất cả các rác thải phát sinh được thu gom và chôn lấp tại các bãi rác tập trung gây quá tải tại các bãi rác và có nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trường.

Vì vậy, việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn sẽ giúp giảm lượng chất thải rắn thải ra môi trường, tận dụng khối lượng lớn rác thải có khả năng phân hủy sinh học để chế biến thành phân compost, phân hữu cơ, tận dụng triệt để các loại rác thải có khả năng tái sử dụng, tái chế và tái sinh năng lượng. Phân loại rác tại nguồn cũng làm giảm diện tích bãi chôn lấp, giảm chi phí xử lý khối lượng rác thải cần xử lý, kéo dài “tuổi thọ” của các bãi rác.

Với ý nghĩa thiết thực của hoạt động phân loại rác tại nguồn, từ năm 2019, Sở TN&MT phối hợp với các tổ chức, đoàn thể xây dựng các mô hình phân loại rác tại nguồn ở nhiều địa phương như mô hình “Tăng cường năng lực phân loại rác tại nguồn khu vực nông thôn tại xã Hải Hưng, huyện Hải Lăng”, “Phân loại rác tại nguồn khu vực nông thôn tại xã Triệu Nguyên, huyện Đakrông”.

Đồng thời nhân rộng mô hình xử lý rác thải sinh hoạt tại các hộ gia đình bằng chế phẩm sinh học tại các xã Vĩnh Thái (Vĩnh Linh), Hải Thái (Gio Linh), Triệu Hòa (Triệu Phong), Hải Hưng (Hải Lăng)…Ngoài ra, có một số địa phương đã xây dựng mô hình xử lý phân hữu cơ bằng thùng rác cao su không đáy đi kèm với chế phẩm vi sinh. Đến nay, tất cả các mô hình đều thành công, góp phần tích cực vào công tác BVMT.

Thực hiện công văn chỉ đạo của UBND tỉnh, ngày 2/6/2022 Sở TN&MT phối hợp với UBND huyện Gio Linh, các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức lễ phát động Tháng hành động vì môi trường năm 2022 hưởng ứng ngày Môi trường Thế giới 5/6 tại xã Gio Hải, huyện Gio Linh nhằm tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức của các tổ chức, đơn vị, cá nhân trong công tác BVMT, giữ gìn cảnh quan môi trường biển xanh, sạch, đẹp; nhân rộng mô hình phân loại, xử lý rác thải sinh hoạt tại nguồn, xử lý rác thải nhựa.

Phát động phân loại rác tại nguồn trên địa bàn toàn xã Gio Hải; hỗ trợ chế phẩm ủ rác hữu cơ cho các hộ dân tại 2 thôn Nhĩ Hạ và Nhĩ Trung, hỗ trợ 2 mô hình “Cá voi thu gom rác thải nhựa, rác thải tái chế” ở bãi tắm Gio Hải, đặt 5 pa nô tuyên truyền về phân loại rác thải tại nguồn, thu gom, tái chế chất thải sinh hoạt tại các trục đường chính trên địa bàn xã Gio Hải.

Thông qua các hoạt động hưởng ứng Ngày Môi trường Thế giới 5/6 và Tháng hành động vì môi trường năm 2022 tại xã Gio Hải với các hoạt động tuyên truyền, tập huấn phân loại rác tại nguồn khu vực nông thôn cho người dân, các hoạt động được tổ chức thiết thực, hiệu quả, thu hút sự tham gia của các tầng lớp nhân dân, kết nối thành chuỗi sự kiện hưởng ứng ngày Môi trường Thế giới (5/6), ngày Đại dương Thế giới (8/6) và Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam năm 2022.

Qua đó truyền cảm hứng để hình thành lối sống thân thiện với môi trường, thói quen phân loại rác tại nguồn từ trong gia đình, phân loại để tái sử dụng, tái chế chất thải phát sinh hằng ngày, hướng đến xây dựng lối sống hài hòa, bền vững với thiên nhiên.

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

TAGS

Bảo tồn loài hàu răng cưa khổng lồ tại đảo Cồn Cỏ

Lê An |

Hàu răng cưa khổng lồ là một trong những sản phẩm hải sản đặc trưng của đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị). Tuy nhiên, trong những năm trở lại đây, cùng với sự phát triển du lịch, lượng du khách đến với đảo Cồn Cỏ ngày càng nhiều dẫn đến tốc độ khai thác hàu răng cưa khổng lồ quá nhanh và không có sự kiểm soát. Để bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, đa dạng hóa đối tượng nuôi, tạo thu nhập cho người dân sinh sống trên đảo, Ban quản lý (BQL) Khu Bảo tồtồn biển đảo Cồn Cỏ đã triển khai đề tài Nghiên cứu bảo tồn, quản lý và khai thác bền vững loài hàu răng cưa khổng lồ.

Thầy giáo góp sức bảo tồn bản sắc văn hóa đồng bào dân tộc thiểu số

Minh Long |

Lớn lên ở miền núi và có gần 20 năm dạy học tại vùng bản nên thầy giáo Nguyễn Văn Hùng, hiện công tác tại Trường THCS Thuận, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) gắn bó và có tình cảm đặc biệt với đồng bào Vân Kiều và Pa Kô.

Chung tay bảo tồn bản sắc văn hóa ở Hà Lệt

Minh Long |

Hà Lệt là thôn duy nhất của xã Tân Thành, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) có 100% dân số là người dân tộc Vân Kiều. Những năm qua, bà con nơi đây luôn đoàn kết trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc mình. Qua đó, góp phần xây dựng đời sống văn hóa tốt đẹp ở khu dân cư, xây dựng nông thôn mới, thúc đẩy phát triển KT - XH ở vùng biên giới.

Huyện Đakrông bảo tồn và nhân rộng cây trồng địa phương có giá trị kinh tế cao

Sỹ Hoàng |

Trước thực trạng nhiều giống cây trồng nguồn gốc tại địa phương, có chất lượng và giá trị kinh tế cao như: Chuối lùn, nếp than… đang bị suy thoái, mai một dần, thời gian qua huyện Đakrông (Quảng Trị) đã tập trung triển khai thực hiện các giải pháp nhằm bảo tồn và phát triển giống cây trồng này góp phần lưu giữ nguồn gen quý và mở ra hướng đi mới trong sản xuất các sản phẩm đặc trưng này…