Xây dựng mô hình “Trường học văn minh, học sinh thân thiện, không tệ nạn xã hội”

Phùng Văn Sỹ |

Mô hình “Trường học văn minh, học sinh thân thiện, không tệ nạn xã hội” được xây dựng trên cơ sở triển khai thực hiện hiệu quả Kết luận số 44-KL/TW ngày 22/01/2019 của Ban Bí thư về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 09-CT/TW (khóa XI) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới và Nghị định số 80/2017/NĐCP ngày 17/7/2017 của Chính phủ quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện; phòng, chống bạo lực học đường.

Mô hình “Trường học văn minh, học sinh thân thiện, không tệ nạn xã hội” được triển khai đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh, sinh viên và phụ huynh trong phạm vi các cơ sở giáo dục trên địa bàn huyện Đakrông (Quảng Trị) nhằm góp phần tạo chuyển biến về nhận thức, trách nhiệm, phục vụ có hiệu quả nhiệm vụ chính trị dạy tốt, học tốt. Kế hoạch trong năm học 2021 - 2022 có trên 36% cơ sở giáo dục trên địa bàn huyện xây dựng được mô hình “Trường học văn minh, học sinh thân thiện, không tệ nạn xã hội”; 50% cơ sở giáo dục trên địa bàn huyện Đakrông được tuyên truyền, phổ biến, giáo dục các kiến thức về phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội; đến năm 2025, 100% cơ sở giáo dục, đào tạo trên địa bàn huyện xây dựng xong mô hình về đảm bảo an ninh trật tự (ANTT).

Buổi học ngoại khóa của học sinh Trường THCS Ba Lòng - Ảnh: P.V.S
Buổi học ngoại khóa của học sinh Trường THCS Ba Lòng - Ảnh: P.V.S

Kế hoạch được phủ kín trên phạm vi toàn huyện; trên 57% cơ sở giáo dục trên địa bàn huyện đạt chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục, đạt chuẩn quốc gia, xanh - sạch - đẹp - an toàn.

Để đạt được các mục tiêu đặt ra, Phó Trưởng phòng Giáo dục & Đào tạo huyện Đakrông Phan Văn Đức cho biết: “Trước hết, cần phải triển khai đồng bộ nhiều giải pháp trong thời gian tới, trong đó, cần gắn trách nhiệm lãnh đạo của cấp ủy đảng, người đứng đầu các cơ sở giáo dục trong công tác xây dựng mô hình, bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện; phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội. Xây dựng, bổ sung các quy chế phối hợp giữa cơ sở giáo dục với các ban, ngành, đoàn thể, nhất là đối với lực lượng công an xã, thị trấn trong đảm bảo ANTT trường học.

Căn cứ điều kiện, hoàn cảnh cụ thể phối hợp với các lực lượng chức năng triển khai thực hiện các biện pháp phù hợp để huy động sự tham gia tích cực của Nhân dân trong công tác xã hội hóa giáo dục, tham gia quản lý, nắm tình hình, kịp thời phát hiện, thông báo với lực lượng chức năng về các vụ việc, hiện tượng, đối tượng nghi vấn liên quan đến tội phạm, vi phạm pháp luật, tệ nạn xã hội để có biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn kịp thời”.

Công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động trong đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh và phụ huynh về giáo dục đạo đức, lối sống, văn hóa ứng xử; ý nghĩa, nội dung của việc xây dựng mô hình “Trường học văn minh, học sinh thân thiện, không tệ nạn xã hội” được đẩy mạnh. Thường xuyên phổ biến, giáo dục pháp luật; cung cấp thông tin thời sự về tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, âm mưu, phương thức, thủ đoạn hoạt động của các thế lực thù địch, các loại tội phạm, vi phạm pháp luật, trật tự an toàn giao thông, các loại tệ nạn xã hội, nhất là tệ nạn ma túy với nhiều hình thức tuyên truyền đa dạng, linh hoạt như: Bảng tin, pano, áp phích, tờ rơi, tuyên truyền trực tiếp, sử dụng mạng xã hội để phục vụ công tác tuyên truyền...

Bên cạnh đó, tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp, gắn với đánh giá, rà soát, sắp xếp lại đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên phù hợp với chuyên môn, năng lực cá nhân; đảm bảo trong các cơ sở giáo dục không có cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên vi phạm pháp luật, đạo đức nhà giáo, quy chế chuyên môn nghiệp vụ; thực hiện “mỗi thầy cô giáo là một tấm gương sáng để học sinh noi theo”.

Chú trọng công tác phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội trong công tác quản lý, giáo dục học sinh; tăng cường trao đổi giữa nhà trường và gia đình thông qua các hình thức khác nhau như: Sổ liên lạc điện tử, điện thoại, mạng xã hội… đảm bảo thông tin nhanh chóng, hiệu quả, góp phần quản lý, giáo dục học sinh.

Đối với học sinh gắn việc học tập, rèn luyện với việc tuân thủ, chấp hành pháp luật, quy định của trường, lớp, xem đây là tiêu chí quan trọng để xếp loại đạo đức học sinh. Tích cực tham gia các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, xây dựng ý thức tuân thủ pháp luật, lối sống văn hóa, nhân ái, bao dung, nghĩa tình, trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, cộng đồng xã hội và đất nước thông qua việc “tự học, tự rèn” ý thức kỷ luật, kỷ cương, tác phong nhanh nhẹn, gọn gàng, ngăn nắp; rèn luyện ý thức bảo vệ sức khỏe, kỹ năng phòng, chống tội phạm xâm hại tình dục, tai nạn giao thông, đuối nước và các tai nạn thương tích khác.

Tích cực tham gia các hoạt động trải nghiệm; hoạt động giáo dục kỹ năng sống, tự bảo vệ bản thân; hoạt động xã hội, từ thiện và các hoạt động vui chơi, giải trí, văn hóa, thể thao an toàn, lành mạnh phù hợp với độ tuổi, đặc điểm tâm sinh lý. Ngoài ra, tiếp tục tăng cường công tác phối hợp giữa các cơ quan chức năng và cơ sở giáo dục trong phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội; tăng cường cơ sở vật chất, điều kiện phục vụ giảng dạy, học tập, sinh hoạt, vui chơi đạt chuẩn quốc gia và chuẩn “xanh - sạch - đẹp - an toàn” trong nhà trường.

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

Đưa trang phục thổ cẩm vào trường học

Tây Long |

Đến Trường Tiểu học và THCS A Dơi, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị), hình ảnh các em học sinh khoác lên mình những bộ trang phục thổ cẩm nhiều màu sắc như hút mắt người. Để có hình ảnh đẹp ấy, cán bộ, giáo viên nhà trường đã nỗ lực vận động, thắp lên tình yêu nét đẹp văn hóa truyền thống của người Vân Kiều, Pa Kô cho các em học sinh.

Chủ động đón học sinh trở lại trường học an toàn

Tú Linh |

Đến thời điểm này, các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh đã tổ chức đón học sinh đi học trở lại sau thời gian nghỉ tết Nguyên đán Nhâm Dần. Riêng ở thành phố Đông Hà (Quảng Trị), thời gian qua do tình hình COVID-19 diễn biến phức tạp nên sau thời gian học trực tuyến đối với các cấp học và sau kỳ nghỉ Tết, các cơ sở giáo dục tổ chức dạy học trực tiếp chậm nhất vào ngày 14/2/2022.

Bàn giải pháp sớm mở cửa trường học an toàn phòng, chống COVID-19 trong các cơ sở giáo dục

Kăn Sương |

Ngày 19/1, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Bộ Y tế tổ chức hội thảo trực tuyến toàn quốc về tổ chức các hoạt động giáo dục trực tiếp đảm bảo an toàn phòng, chống COVID-19 trong các cơ sở giáo dục.

Chú trọng bảo tồn văn hóa dân tộc trong trường học

Ngọc Trang |

Những năm qua, Trường Phổ thông Dân tộc nội trú (PTDTNT) huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) lồng ghép triển khai nhiều hoạt động bổ ích về giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Hoạt động này của nhà trường đã tăng cường giáo dục cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh về ý thức bảo tồn và phát huy văn hóa đặc trưng cũng như bồi đắp thêm tình yêu văn hóa của dân tộc mình.