15 tấn vải thiều Bắc Giang lên đường sang Nhật

Ngọc Châu |

15 tấn vải thiều sớm của huyện Tân Yên được xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản có chất lượng vượt trội, an toàn về thực phẩm và an toàn về COVID-19.

8h ngày 26/5, tại huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang diễn ra Lễ xuất hành lô vải thiều sớm Tân Yên đi thị trường Nhật Bản.

Theo Cục Bảo vệ Thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), số lượng xuất khẩu đợt này khoảng 15 tấn. Cơ quan này cho biết thêm, lô vải thiếu đầu tiên của tỉnh Bắc Giang xuất khẩu sang Nhật do 3 doanh nghiệp là Ameii, Toàn cầu và Chánh Thu thực hiện. 

Đây là năm thứ 2 trái vải thiều Bắc Giang thâm nhập thành công vào thị trường Nhật Bản.

Vải thiều Bắc Giang đang chuẩn bị vào chính vụ thu hoạch. Ảnh: Báo Bắc Giang
Vải thiều Bắc Giang đang chuẩn bị vào chính vụ thu hoạch. Ảnh: Báo Bắc Giang

Ông Lê Ánh Dương - Phó Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang cho biết, trước tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, tỉnh Bắc Giang đã chủ động xây dựng kế hoạch về sản xuất vải thiều an toàn dịch bệnh với với nhiều biện pháp đồng bộ, theo VOV.

Vải thiều xuất khẩu đi Nhật Bản đều phải xử lý bằng Methyl Bromide. Trong số 3 đơn vị đảm nhận nhiệm vụ sơ chế, khử trùng, đóng gói, Công ty Toàn Cầu đã được phía Nhật Bản công nhận từ năm 2020 và năm nay tiếp tục được công nhận (theo quy định thì mỗi năm phải công nhận lại 1 lần).

Theo UBND tỉnh Bắc Giang, ngày 25/5, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị trực tuyến với tỉnh Bắc Giang về kết nối cung cầu, thúc đẩy tiêu thụ nông sản. Ông Lê Ánh Dương – Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang cho biết, năm nay vải thiều được mùa với sản lượng lớn 180 nghìn tấn, trong đó vải chín sớm là 6.050 ha, sản lượng ước 45.000 tấn; vải thiều chính vụ diện tích 22.050ha, sản lượng ước đạt 135.000 tấn.

Cũng theo báo cáo của tỉnh Bắc Giang, diện tích vải sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP là 15.200 ha (chiếm 54% tổng diện tích toàn tỉnh), sản lượng ước đạt 125.000 tấn (chiếm 69,4% tổng sản lượng vải); vải đạt tiêu chuẩn GlobalGAP 82 ha; vùng sản xuất để xuất khẩu sang thị trường Mỹ, Australia... diện tích 218 ha, sản lượng ước đạt 1.800 tấn; vùng sản xuất vải thiều sang thị trường Nhật Bản 219 ha, sản lượng ước đạt 1.800 tấn. Thời gian thu hoạch vải chín sớm sẽ tập trung từ ngày 20/5-10/6; vải chính vụ sẽ thu hoạch rộ từ 10/6 - 20/7.

 

Ông Lê Ánh Dương - Phó Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang cho biết, trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, tỉnh Bắc Giang đã chủ động xây dựng kế hoạch về sản xuất vải thiều an toàn dịch bệnh với với nhiều biện pháp đồng bộ.

Tỉnh Bắc Giang đưa cách ly tất cả các đối tượng F1 ra ngoài vùng vải thiều tập trung của các huyện; tuyên truyền, vận động người dân trong vùng vải thiều không đi ra khỏi địa bàn, tập trung cho sản xuất, tiêu thụ vải thiều; lập các Tổ chốt kiểm soát phòng dịch COVID-19 đối với người, phương tiện vào vùng vải thiều tập trung; kiểm tra y tế các mã vùng trồng, chủ vườn trồng vải thiều, các cơ sở đóng gói, sơ chế, lái xe và phương tiện vận chuyển, người lao động tham gia thu hái, đóng gói, vận chuyển vải thiều, bảo đảm an toàn, không bị ảnh hưởng COVID-19... 

Vào ngày 23/5, 3 tấn vải quả đầu tiên của Hải Dương đã đến Nhật, sau 7 tiếng vận chuyển bằng đường hàng không từ sân bay Nội Bài.

Do đó có thể khẳng định, vải thiều Bắc Giang có chất lượng vượt trội, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, được trồng trọt, chăm sóc ở “Vùng vải an toàn dịch bệnh”, không bị tác động Covid-19 nên người tiêu dùng trong và ngoài nước hoàn toàn có thể yên tâm tin dùng.

“Bắc Giang đã làm tất cả các biện pháp để quả vải đảm bảo chất lượng vượt trội, an toàn về thực phẩm và cũng an toàn về Covid đủ tiêu chuẩn để xuất khẩu.

Riêng với thị trường Nhật Bản, tỉnh tích cực làm việc với Đại sứ quán Nhật Bản đã được phía bạn cấp Bảo hộ chứng nhận chỉ dẫn địa lý vải thiều Bắc Giang.

 

Phía Nhật Bản đã ủy quyền cho Cục bảo vệ thực vật kiểm định chất lượng đóng gói, xuất khẩu vải từ ở Bắc Giang mà không cần giám sát của chuyên gia Nhật Bản”, ông Dương cho biết.

  • Theo đó, kịch bản 1, dịch bệnh COVID-19 được kiểm soát, vải thiều được tiêu thụ thuận lợi, sản lượng vải thiều được tiêu thụ 50% trong nước và 50% xuất khẩu.
  • Kịch bản 2, dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, tuy nhiên vẫn trong tầm kiểm soát: sản lượng vải thiều được tiêu thụ 70% trong nước (khoảng 130.000 tấn), 30% xuất khẩu (khoảng 50.000 tấn).
  • Kịch bản 3, dịch COVID-19 ảnh hưởng toàn diện, hoạt động xuất khẩu đóng băng, sản lượng vải thiều chủ yếu tiêu thụ nội địa. Khi đó, tỉnh ra phương án vải thiều được tiêu thụ 100% trong nước (khoảng 180.000 tấn), xuất khẩu không đáng kể.

(Nguồn: Tổng hợp)

Hóc hạt vải, bé trai 3 tuổi tử vong thương tâm

Hải Đăng |

Ăn vải và không may bị hóc hạt, dù người nhà đã đưa đến bệnh viện cấp cứu nhưng cháu K đã tử vong.

Quảng Trị: Nông dân được mùa vải thiều

Phan Việt Toàn |

Thực hiện mục tiêu tái cơ cấu nông nghiệp, chuyển đổi cây trồng, phát triển kinh tế vùng gò đồi. Những năm trở lại đây, nhiều nông dân trên địa bàn huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị đã đưa cây vải thiều vào trồng trên vùng đất vườn đồi, vườn nhà. Mùa vải thiều năm nay nhiều hộ dân đã có nguồn thu nhập cao nhờ các vườn vải thiều được mùa, được giá.

100 tấn vải thiều sẽ được xuất khẩu sang Australia

PV |

Khoảng 100 tấn vải thiều Việt Nam dự kiến sẽ lần lượt được xuất khẩu sang các bang Nam Australia và Tây Australia.

Vải thiều Hải Dương sẽ được bán trực tuyến trên các sàn thương mại điện tử

Thanh Mai |

Đây là năm đầu tiên vải thiều Hải Dương sẽ được bán trực tuyến, bên cạnh kênh truyền thống.