5 công cụ chống biến chủng Omicron

Thục Linh |

Đẩy mạnh tiêm chủng, duy trì quy định về sức khỏe cộng đồng, điều chỉnh chiến lược chống dịch phù hợp... là những cách giúp ứng phó với biến chủng Omicron.

Trong cuộc họp trực tuyến ngày 3/12, ông Takeshi Kasai, Tổng giám đốc WHO khu vực châu Á - Thái Bình Dương nhận định nhiều quốc gia đang tiến đến "lằn ranh đỏ", khi số ca nhiễm nCoV nặng và nguy kịch vượt quá khả năng của bệnh viện và các ICU.

Ông cho rằng trong bối cảnh biến chủng Omicron lây lan, các biện pháp kiểm soát biên giới chỉ giúp "câu giờ". Để đẩy lùi dịch bệnh triệt để, các quốc gia cần chuẩn bị cho những đợt bùng phát mới.

Ông Takeshi Kasai, Tổng giám đốc WHO khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong buổi họp trực tuyến tại Manila, Philippines. Ảnh: WHO
Ông Takeshi Kasai, Tổng giám đốc WHO khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong buổi họp trực tuyến tại Manila, Philippines. Ảnh: WHO

Ông Kasai phát biểu: "Bằng cách điều chỉnh các biện pháp ứng phó tùy thuộc và tình hình của từng quốc gia, sử dụng kết hợp 5 công cụ chính, chúng ta có thể tránh được lằn ranh đỏ và giảm thiểu tác động của Covid-19 đến sức khỏe cộng đồng, tránh gián đoạn kinh tế".

Công cụ thứ nhất là vaccine. Theo WHO, những nơi có tỷ lệ bao phủ vaccine cao, số ca nhiễm nCoV nặng và tử vong giảm, kể cả những nhóm có nguy cơ cao như nhân viên y tế tuyến đầu, người có bệnh nền hoặc người gặp khó khăn khi tiếp cận với dịch vụ y tế.

Công cụ thứ hai là duy trì quy định về sức khỏe cộng đồng. WHO cho rằng đây vẫn là chiến lược chủ chốt trong cuộc chiến chống Covid-19 nói chung và biến chủng Omicron nói riêng.

Các biện pháp bao gồm đeo khẩu trang, giữ khoảng cách an toàn, ứng phó đại dịch tùy theo tình hình thực tế của từng quốc gia. Các nước có thể tái phong tỏa nếu cần thiết, dù chúng có ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế, xã hội.

Công cụ thứ ba là điều chỉnh cách điều trị Covid-19. Theo WHO, trong giai đoạn mới, người bệnh không triệu chứng hoặc nhiễm bệnh nhẹ có thể tự cách ly, hồi phục tại nhà mà không cần đến bệnh viện. Các nước cần đảm bảo có sẵn giường và khu hồi sức tích cực cho người triệu chứng nặng.

Công cụ quan trọng thứ 4 là giám sát, phát hiện sớm F0 tiềm ẩn trong cộng đồng. Điều này đặc biệt quan trọng ở các khu vực đã ngăn chặn thành công virus hoặc những nơi có khả năng ứng phó dịch hạn chế. Thông qua giám sát chủ động, giới chức có thể phát hiện sớm những chuỗi lây truyền và xử lý có mục tiêu.

Công cụ thứ năm là kiểm soát biên giới. WHO cho rằng các nước cần thực hiện chiến lược này dựa trên rủi ro, tính toán đến năng lực và bối cảnh địa phương, đồng thời liên tục điều chỉnh biện pháp dựa trên tình hình thực tế. Chính phủ cần lường trước khả năng xuất hiện biến chủng mới.

"Khả năng bao phủ vaccine và năng lực y tế càng cao thì biên giới càng rộng mở", ông Kasai nói. Theo ông, đây là cách để châu Á - Thái Bình Dương thích ứng, "sống chung" với virus về lâu dài, ngay cả khi có những đợt bùng phát mới trong tương lai.

"Tôi xin nói rõ, điều này không có nghĩa là từ bỏ kiểm soát Covid-19. Thay vào đó, chúng ta sẽ liên tục điều chỉnh, kết hợp các công cụ, hành động dựa trên rủi ro trong từng bối cảnh cục bộ, khi virus phát triển theo thời gian", ông Kasai nói.

(Nguồn: Phụ nữ mới)

TAGS

Bộ Y tế: Chủ động ngăn chặn biến chủng Omicron xâm nhập vào Việt Nam

Hiền Minh |

Bộ Y tế đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống biến chủng mới (Omicron) của virus SARS-CoV-2.

Hầu hết ca lây nhiễm COVID-19 ở Lào là biến chủng Delta

Tổng hợp |

Tình trạng lây nhiễm dịch Covid-19 trong cộng đồng đang cho thấy diễn biến phức tạp ở cả thủ đô Vientiane và nhiều tỉnh của Lào, với đa số liên quan đến biến chủng Delta rất dễ lây lan.

Phát hiện kháng thể chống lại nhiều biến chủng COVID-19

Hải My |

Theo Press Trust of India, các nhà nghiên cứu xác định một loại kháng thể khả năng bảo vệ cao trước một loạt các biến chủng của COVID-19 chỉ với liều lượng thấp.

Biến chủng Lambda có khả năng kháng vaccine COVID-19 lan rộng 41 quốc gia

Thanh Mai |

Tại Mỹ đã ghi nhận hơn 1.300 ca nhiễm biến chủng Lambda lan rộng khắp 44 bang trên cả nước.