ADB hạ dự báo tăng trưởng của các nước châu Á đang phát triển

Tùng Lâm |

Các nước châu Á đang phát triển ghi nhận mức tăng trưởng kinh tế chậm hơn so với dự tính do ảnh hưởng từ suy thoái kinh tế toàn cầu và chiến tranh triền miên ở Ukraine - Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) cho biết trong một thông báo ngày 14/12.


ADB đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế vào năm 2023 từ 4,9% xuống 4,6% đối với các nước châu Á đang phát triển, gồm 46 quốc gia thành viên của ngân hàng này. Những nước này có thể đạt mức tăng trưởng chung 4,2% vào 2022 - thấp hơn một chút so với mức dự báo 4,3% vào tháng 9.

“Ba tác nhân chính tiếp tục cản trở sự phục hồi ở những quốc gia này, đó là: tái lập lệnh phong tỏa ở Trung Quốc, chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraine và tốc độ tăng trưởng chậm của nền kinh tế toàn cầu” - theo ấn phẩm Triển vọng Phát triển châu Á mới nhất của ADB.

Như vậy, ADB đã ba lần hạ dự báo tăng trưởng trong năm nay của khu vực này - vốn đang phải chịu áp lực từ lạm phát ngày càng tăng, một phần do chiến tranh và lãi suất tăng.

Cảng Tanjung Emas ở Trung Java, Indonesia. Ảnh: Nikkei Asia
Cảng Tanjung Emas ở Trung Java, Indonesia. Ảnh: Nikkei Asia

ADB đã giảm nhẹ dự báo lạm phát khu vực trong năm nay từ 4,5% xuống 4,4%, nhưng lại nâng dự báo tăng giá trong năm tới từ 4,0% lên 4,2%. ADB cho biết những dự báo này dựa trên thông tin có sẵn kể từ ngày 30/11 - một tuần trước khi Trung Quốc bắt đầu nới lỏng các hạn chế của chính sách “zero Covid”.

Hiện dự báo tăng trưởng của Trung Quốc trong năm tới đã giảm từ 4,5% xuống còn 4,3% trong bối cảnh kinh tế Mỹ và châu Âu cũng cho thấy những dấu hiệu tăng trưởng chậm lại. Triển vọng của Ấn Độ, nền kinh tế lớn thứ hai trong khu vực, sau Trung Quốc, không thay đổi ở mức 7,2%.

ADB đã nâng dự báo tăng trưởng của Đông Nam Á trong năm nay từ 5,1% lên 5,5% do mức tiêu dùng nội địa cao hơn dự kiến. Tuy nhiên, khu vực này đang đứng trước nguy cơ tăng trưởng chậm lại vào năm tới với mức 4,7% từ 5,0% trong dự báo trước đó.

“Niềm tin của người tiêu dùng và doanh nghiệp có thể bị ảnh hưởng bởi lạm phát cao và lãi suất tăng, trong khi chi tiêu của chính phủ có thể bị cắt giảm do tài chính công bị hạn chế" - ngân hàng cho biết.

Indonesia - nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á - dự kiến sẽ tăng trưởng 4,8% trong năm tới, giảm so với mức dự báo 5,0% hồi tháng 9. Một số quốc gia đã bị ADB hạ dự báo triển vọng tăng trưởng xuống mức thấp nhất như: Malaysia từ 4,7% xuống 4,3% do các điều kiện bên ngoài khó khăn và Việt Nam từ 6,7% xuống 6,3% do áp lực lạm phát.

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

Tăng cường truyền thông về biển và đại dương

Hà Trang |

Ngày 12/12, UBND tỉnh Quảng Trị ban hành kế hoạch truyền thông về biển và đại dương đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh.

Chính phủ Lào dự kiến mức tăng trưởng kinh tế năm 2022 đạt 4,4%

PV |

Trong 9 tháng đầu năm 2022, nền kinh tế của Lào tăng trưởng 4,2% và kỳ vọng hết năm 2022 sẽ tăng trưởng ở mức 4,4%, thấp hơn một chút so với mục tiêu đề ra ban đầu là 4,5%.

Số trẻ em mắc viêm não gia tăng dịp cuối năm

PV |

Những ngày qua, hai bệnh viện nhi đồng tuyến cuối tại Thành phố Hồ Chí Minh là Nhi đồng 1 và Nhi đồng 2 tiếp nhận nhiều trẻ em mắc viêm não, viêm màng não. Các bác sĩ cảnh báo, phụ huynh cần tiêm chủng đầy đủ vaccine phòng bệnh cho con, đồng thời giữ gìn vệ sinh thân thể, môi trường sống, thực hiện ăn chín, uống sôi.

Giá thực phẩm, hàng Tết bắt đầu tăng

Thanh Mai |

Nhiều tiểu thương không dám nhập hàng Tết nhiều vì lo sức mua kém, ngoài ra công nhân ở một số nhà máy, sinh viên nhiều trường đã nghỉ Tết.