Các ổ dịch tại nhà máy đe dọa lĩnh vực xuất khẩu của Thái Lan

Bích Liên |

Nền kinh tế phụ thuộc vào du lịch này đã suy giảm 6,1% trong năm ngoái. Tháng trước, Chính phủ Thái Lan đã phải giảm dự báo tăng trưởng GDP trong năm nay từ 2,5-3,5% xuống còn 1,5-2,5%.

Một loạt ổ dịch mới bùng phát tại các nhà máy ở Thái Lan thời gian gần đây làm gia tăng lo ngại rằng lĩnh vực xuất khẩu có thể bị ảnh hưởng nặng nề, tác động xấu đến nền kinh tế trong bối cảnh quốc gia Đông Nam Á này đang nỗ lực phục hồi.

Virus SARS-CoV-2 đã lan rộng tại hơn 130 nhà máy, trong đó có các nhà máy cung ứng cho các thương hiệu quốc tế, với hơn 7.100 ca nhiễm tại 11 tỉnh, khiến lĩnh vực sản xuất trở thành một trong các nguồn lây nhiễm cao nhất, bên cạnh các công trường xây dựng và nhà tù.
COVID-19 gây ảnh hưởng đến kinh tế Thái Lan. (Ảnh: THX/TTXVN)
COVID-19 gây ảnh hưởng đến kinh tế Thái Lan. (Ảnh: THX/TTXVN)
 

Các nhà máy có ca nhiễm chỉ là một phần trong số 63.000 nhà máy đang hoạt động trên khắp Thái Lan với 3,4 triệu nhân công, tuy nhiên nhà chức trách lo ngại tác động lên lĩnh vực xuất khẩu sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế đang vất vả sau khi ngành du lịch đã sụp đổ vì dịch COVID-19 thời gian qua.

Nền kinh tế phụ thuộc vào du lịch này đã suy giảm 6,1% trong năm ngoái. Tháng trước, Chính phủ Thái Lan đã phải giảm dự báo tăng trưởng GDP trong năm nay từ 2,5-3,5% xuống còn 1,5-2,5%.

Năm 2020, xuất khẩu chiếm khoảng 45% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Thái Lan. Phó Chủ tịch Liên đoàn Công nghiệp Thái Lan, ông Kriengkrai Thiennukul cho biết hàng điện tử, găng tay cao su và thực phẩm nằm trong số các mặt hàng xuất khẩu bị ảnh hưởng của dịch.

Tuy nhiên, theo ông Thiennukul, còn quá sớm để đánh giá tác động tổng thể. Ông kêu gọi cần nhanh chóng tiêm phòng cho tất cả lao động tại các nhà máy.

Đến nay, một số cơ sở sản xuất bị ảnh hưởng của dịch đã buộc phải giảm hoạt động. Nhà máy chế biến thực phẩm Charoen Pokphand, xuất khẩu sang 40 nước, cho biết đã phải đóng cửa do dịch.

Công ty sản xuất mỳ ăn liền Thai President Foods Pcl cũng phải đóng cửa một nhà máy sản xuất mì gạo và miến. Xuất khẩu đóng góp khoảng 1/3 cho doanh thu của công ty này.

Thái Lan đã ghi nhận tổng cộng 199.264 ca nhiễm và 1.466 ca tử vong, trong đó hơn 80% ca nhiễm mới và 90% ca tử vong mới được ghi nhận từ tháng 4 đến nay.

Chính phủ nước này đang nỗ lực kiềm chế dịch với chính sách "bong bóng và phong tỏa," áp dụng khi có 10% công nhân nhà máy bị nhiễm.

Các trường hợp nhiễm được đưa đi điều trị trong khi những người khác được cách ly ngay tại nhà máy trong 28 ngày. Một quan chức chính phủ cho biết chính sách này cho phép công ty tiếp tục hoạt động, đồng thời hạn chế được dịch lây lan.

Bộ Công nghiệp đã đặt hạn chót cho các nhà máy đến cuối tháng 6 này phải nâng cấp các điều kiện phòng dịch, trong đó có việc cung cấp khẩu trang và thực hiện kiểm tra thân nhiệt tại nơi làm việc.

 (Nguồn: TTXVN/Vietnam+)

TAGS

Dịch COVID-19: Thái Lan bắt đầu chiến dịch tiêm chủng đại trà

Ngọc Quang-Bích Liên |

Thứ trưởng Bộ Y tế Sathit Pitutecha cho biết bộ sẽ cố gắng đảm bảo người cao tuổi và người có bệnh nền đã đăng ký được ưu tiên tiêm trước; bộ sẽ giao thêm vaccine tiếp nhận từ công ty AstraZeneca.

Lần đầu tiên vải thiều Hải Dương xuất khẩu sang Thái Lan

Mạnh Tú |

Thái Lan được coi như vựa trái cây trong khu vực nên việc vải thiều Hải Dương được xuất khẩu và được chấp nhận cho thấy sản phẩm có thể cạnh tranh ngay cả ở "thủ phủ" trái cây nhiệt đới.

Tuyển Việt Nam sáng cửa đi tiếp khi tuyển Thái Lan "tự bắn vào chân mình"

Nguyễn Đăng |

Cơ hội đi tiếp tại vòng loại World Cup 2022 của tuyển Việt Nam đã trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết, khi đối thủ cạnh tranh trực tiếp là đội tuyểnThái Lan bất ngờ bị đội tuyển Indonesia cầm hòa 2-2.

Vaccine của Thái Lan sẵn sàng cho thử nghiệm trên người

Ngọc Hà |

Vaccine ChulaCov19, do Tiến sỹ Kiat Ruxrungtham thuộc Đại học Chulalongkorn phát triển, sẽ được thử nghiệm trên 100 tình nguyện viên trong tháng này.