Chính phủ hối thúc triển khai chính sách hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp

PV |

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 258/TB-VPCP truyền đạt kết luận của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái tại cuộc họp về thúc đẩy triển khai thực hiện hỗ trợ lãi suất theo quy định tại Nghị định số 31/2022/NĐ-CP ngày 20/5/2022 của Chính phủ.

Thông báo nêu rõ, sau gần 3 tháng triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất theo quy định tại Nghị định số 31/2022/NĐ-CP ngày 20/5/2022, kết quả giải ngân đến nay còn hạn chế. Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, mặc dù các ngân hàng thương mại đã tích cực triển khai chính sách bảo đảm theo đúng quy định của Nghị định, hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam song quá trình triển khai còn phát sinh các khó khăn, vướng mắc.

 

Để thúc đẩy việc triển khai chính sách hỗ trợ lãi suất, Phó Thủ tướng giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan khẩn trương thực hiện rà soát kỹ các quy định tại Nghị định số 31/2022/NĐ-CP và các Thông tư, văn bản hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các Bộ, cơ quan liên quan đến triển khai chính sách hỗ trợ lãi suất, bảo đảm phù hợp và bám sát Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội và Tờ trình của Chính phủ đã trình Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; trường hợp phát hiện có các quy định chặt chẽ quá mức cần thiết gây khó khăn, vướng mắc khi triển khai thực hiện cần kịp thời sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung.

Đồng thời, tích cực tuyên truyền, vận động, hướng dẫn các ngân hàng thương mại, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh về chính sách hỗ trợ lãi suất theo Nghị định 31/2022/NĐ-CP. Ngân hàng Nhà nước và các Bộ, cơ quan liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao chủ động nắm bắt các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai chính sách để kịp thời nghiên cứu, giải quyết, hướng dẫn theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền các giải pháp tháo gỡ phù hợp.

Trước ngày 25/8/2022, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan tổ chức Hội nghị với các ngân hàng thương mại để phổ biến, giải đáp các vướng mắc liên quan đến chính sách và tạo tâm lý đồng thuận để thúc đẩy triển khai thực hiện chính sách trong cả nước; đồng thời tổng hợp các vướng mắc vượt thẩm quyền (nếu có) để báo cáo, đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét, tháo gỡ theo quy định.

Phó Thủ tướng cũng yêu cầu thành lập các đoàn công tác do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, với sự tham gia của các Bộ, cơ quan liên quan để kiểm tra, khảo sát thực tế, nắm bắt tình hình triển khai tại các ngân hàng thương mại để kịp thời đôn đốc, giải đáp thắc mắc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai chính sách.

(Nguồn: Ngày Nay)

Bước chuyển từ doanh nghiệp nội: Sức nóng từ thị trường bán lẻ

Uyên Hương |

Sức nóng của thị trường bán lẻ đòi hỏi doanh nghiệp nội phải thích nghi và thay đổi để duy trì lợi thế cạnh tranh cũng như nắm bắt cơ hội bứt phá.

Doanh nghiệp vì cộng đồng

Tây Long |

Lâu nay, trong suy nghĩ của một số người, cái trước tiên và duy nhất mà doanh nghiệp, doanh nhân hướng tới chính là lợi nhuận. Suy nghĩ ấy giờ đã đổi khác khi ngày càng nhiều doanh nghiệp hướng về cộng đồng bằng những việc làm cụ thể, thiết thực, có tính nhân văn sâu sắc. Trên địa bàn tỉnh, Công ty Cổ phần Tổng Công ty Thương mại Quảng Trị là một trong những doanh nghiệp được người dân trìu mến gọi bằng cái tên “Doanh nghiệp vì cộng đồng”.

Trợ lực tài chính để các doanh nghiệp duy trì và phục hồi

PV |

Các doanh nghiệp thành lập mới và doanh nghiệp vừa quay trở lại hoạt động trong 6 tháng đầu năm, cũng như các doanh nghiệp đã kiên trì chống chọi thời gian qua vẫn rất cần có sự trợ lực về tài chính.

Hỗ trợ 3 tỉ đồng giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển

Thu Hạ |

UBND tỉnh Quảng Trị vừa ban hành kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Quảng Trị năm 2022 nhằm đẩy nhanh tốc độ phát triển, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, bình đẳng, ổn định, để các doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển, gia tăng số lượng, chất lượng các cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị trong lĩnh vực sản xuất, chế biến có lợi thế cạnh tranh của tỉnh.