Chuyên gia khẳng định giun đất không có tác dụng chữa khỏi COVID-19

Thanh Mai |

Người mắc Covid-19 sử dụng địa long còn có nguy cơ dễ mắc thêm các bệnh nhiễm trùng khác, tăng nguy cơ tử vong.


Thời gian vừa qua, mạng xã hội liên tục xuất hiện các bài viết có nội dung giới thiệu về việc sử dụng "địa long" (giun đất) để điều trị Covid-19 gây tranh cãi. Có fanpage được cho là của một nữ diễn viên nổi tiếng đã chia sẻ bài viết "Ca mắc Covid-19 âm tính sau 5 ngày uống địa long".

Nhân vật chính trong câu chuyện là gười phụ nữ là T.N.N. (31 tuổi, trú tại TP Thuận An, Bình Dương) đã khỏi Covid-19 sau 5 ngày nhờ nuốt giun sống và sử dụng thêm địa long sấy khô. Tuy nhiên, số điện thoại được ghi trong bài lại không có ai nghe máy. 

 
Fanpage 2,1 triệu người theo dõi đăng tải bài viết giới thiệu về việc sử dụng địa long trong điều trị Covid-19. Ảnh chụp màn hình.

Ngoài ra, trang này đăng tải thêm dòng trạng thái với nội dung: "Hướng dẫn toa thuốc điều trị Covid-19 tại nhà của Sở Y tế TP.HCM. Y học cổ truyền được khuyến khích sử dụng. Địa long là một loại thuốc y học cổ truyền” đính kèm hình ảnh văn bản cập nhật hướng dẫn gói chăm sóc sức khỏe cho người F0 cách ly tại nhà Sở Y tế TP.HCM ban hành ngày 15/8. Sau đó là bài viết có nội dung giới thiệu về các sản phẩm làm từ "địa long" tươi, khô, ghi rõ địa chỉ liên hệ tại trang fanpage.

Bên dưới phần bình luận các bài viết này có rất nhiều người ủng hộ, cảm ơn nữ diễn viên đã chia sẻ thông tin. Thậm chí, không ít người chia sẻ clip, hình ảnh nuốt giun đất sống.

Trao đổi với Zing, TS.BS Trần Thái Hà, Trưởng Phòng kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương, cho biết đến nay, chưa có nghiên cứu nào công bố về tác dụng điều trị Covid-19 của vị thuốc địa long và cũng chưa có chế phẩm điều trị hay hỗ trợ điều trị Covid-19 nào từ giun đất được Bộ Y tế công nhận, cấp giấy phép. 

Địa long trong y học cổ truyền có tên giun đất, khưu dẫn. Vị thuốc này từ rất sớm đã được ứng dụng trong y học cổ truyền. Ứng dụng lâm sàng trong bình suyễn (trị hen suyễn có kết quả tốt); trấn kinh (dùng khi sốt cao gây co giật); thông lạc, trị phong thấp tê đau, bán thân bất toại phối hợp với hoàng kỳ, đương quy, xích thược, xuyên khung, đào nhân, hồng hoa; lợi niệu (dùng với chứng thấp nhiệt, tiểu tiện khó khăn); giải độc tiêu viêm, chữa mụn nhọt, lở loét; bình can hạ áp (chữa tăng huyết áp). Về tác dụng dược lý, địa long kháng histamin và giải nhiệt, làm giãn phế quản, hạ huyết áp. 

"Người dân không được tự ý dùng giun sống. Nuốt giun sống sẽ có rất nhiều nguy hiểm cho sức khỏe như nhiễm trùng, rối loạn tiêu hóa, thậm chí ngộ độc gây nguy hiểm đến tính mạng", TS.BS Thái Hà nói.

Ông khuyến cáo người dân không nên nghe theo những quảng cáo không có cơ sở khoa học, chưa có hướng dẫn và chỉ định. 

Theo thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Quốc Thái, Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), chưa có bằng chứng khoa học về tác dụng của địa long (giun đất) trong điều trị Covid-19. 

Bác sĩ nội trú Phùng Anh Tuấn, Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai, khẳng định địa long không điều trị được Covid-19. Đến nay, Covid-19 chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Người dân tuyệt đối không nên làm theo bởi chúng ẩn chứa rất nhiều nguy cơ gây bệnh khác.

(Nguồn: Phụ nữ mới)

TAGS

Vượt hơn 52.000 ca, Bình Dương sẵn sàng phương án điều trị F0 tại nhà

Chí Tưởng |

Để đảm bảo cho F0 tự theo dõi sức khỏe tại nhà và báo cho cán bộ y tế hàng ngày, ngành Y tế phải có hướng dẫn F0 tự dùng một số thuốc thông thường để điều trị ban đầu.

Để F0 yên tâm điều trị tại nhà: Một số bất cập cần sớm khắc phục

Đinh Hằng-Tiến Lực-Thành Chung |

Việc cách ly tại nhà cho các F1, F0 không có triệu chứng đã góp phần giảm áp lực cho các bệnh viện tại TP.HCM song vẫn có trường hợp chưa kịp thời tiếp nhận, điều trị các ca F0 diễn tiến nặng.

Nỗ lực cùng Đồng Tháp điều trị các bệnh nhân COVID-19 nặng

Trường Sơn |

Sau một tháng trôi qua, từ ngày 14/7/2021, đội ngũ y, bác sĩ của Bệnh viện Trung ương Huế công tác tại Bệnh viện Đa Khoa Sa Đéc (Đồng Tháp) đã hoàn thành hỗ trợ điều trị các ca COVID-19 nặng, kịp thời xử lí các ca nguy kịch đang được điều trị tại bệnh viện này.

WHO thử nghiệm 3 loại thuốc mới để điều trị COVID-19

Gia Hân |

Một thử nghiệm ở 52 quốc gia sẽ nghiên cứu các loại thuốc chống viêm artesunate, imatinib và infliximab về tiềm năng của chúng trong việc giảm nguy cơ tử vong ở bệnh nhân COVID-19.