Dịch tả lợn Châu Phi phức tạp, lo ngại về việc thiếu thịt lợn dịp Tết

Thanh Mai |

Cục Thú y dự báo trong thời gian tới, nguy cơ dịch ASF tiếp tục diễn biến phức tạp là rất cao.

Theo Số liệu từ Cục Thú y (Bộ NN&PTNT), tính đến ngày 28/11 có 901 xã của 43 tỉnh, thành phố có bệnh dịch tả lợn Châu Phi. Trên 231.000 con lợn bị buộc phải tiêu hủy với trọng lượng lợn tiêu hủy khoảng trên 10.000 tấn, tăng hơn 2 lần so với cùng kỳ năm 2020.

Bộ NN&PTNT cho biết nguyên nhân khiến dịch bệnh bùng phát là do nhiều hộ chăn nuôi nhỏ lẻ vẫn quen sử dụng thức ăn cho lợn từ nguồn thức ăn thu gom dư thừa từ các hàng quán. Bên cạnh đó, người dân còn sử dụng nước ao, hồ chưa qua sử dụng để tắm cho lợn. 

 

Cục Thú y dự báo trong thời gian tới, nguy cơ dịch ASF tiếp tục diễn biến phức tạp là rất cao do bệnh ASF có khả năng tồn tại ngoài môi trường, dễ xâm nhập vào nguồn nước, thức ăn chăn nuôi… Trong khi đó, hiện nay vaccine phòng dịch ASF vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm cuối, chưa có trên thị trường.

Ông Nguyễn Văn Thành, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Miền Bắc - Miền Trung dự báo, tình hình dịch bệnh ASF có thể ảnh hưởng đến nguồn cung thịt lợn cuối năm. Cụ thể, giá thịt lợn có thể tăng trong dịp Tết, dịch tả lợn Châu Phi có thể khiến một số địa phương thiếu thịt lợn cục bộ.

Trong những tháng cuối năm, sản lượng thịt lợn khoảng 62.000 tấn. Nhu cầu đối với mặt hàng thịt lợn dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022 khoảng 19.260 tấn/tháng, Hà Nội có khả năng cung ứng 19.000 tấn/tháng (đáp ứng 98,65%), như vậy tỉ lệ thiếu ở mức 1,3%. Để bổ sung số lượng thịt lợn còn thiếu, thành phố sẽ khai thác nguồn từ các địa phương như Hà Nam, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hưng Yên…

Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú, nguyên Giám đốc Sở Thương mại Hà Nội nhận định, hiện tại dịch ASF vẫn chưa tác động mạnh nên việc điều tiết tốt chuỗi cung ứng, thị trường thịt lợn cuối năm sẽ không có nhiều biến động.

"Theo đánh giá của tôi, so với trước đây, đợt dịch tả lợn lần này tuy không phải nhỏ nhưng cũng chưa quá lớn để tác động tới đàn lợn hàng chục triệu con. Tôi dự đoán dịch có thể diễn biến phức tạp nhưng từ giờ đến 2 dịp Tết chưa chắc đã bằng các năm trước. Lượng lợn trong dân hoặc các doanh nghiệp chăn nuôi lớn vẫn đảm bảo số lượng. Nếu dịch bệnh tác động đến 20 – 30% tổng số lợn thì thị trường sẽ bị xáo động vấn đề thiếu thịt có thể xảy ra. Hiện tại, dịch bệnh mới chỉ tác động đến 5 – 10% thôi thì chưa ảnh hưởng.

Từ giờ tới Tết Nhâm Dần 2022, giá thịt lợn có thể sẽ nhích dần lên, lợn hơi cao nhất khoảng 60.000 – 70.000 đồng/kg. Đây là mức giá có thể chấp nhận được nhưng theo tôi vấn đề lớn nhất là phải tổ chức hệ thống phân phối thật tốt để giá lợn thành phẩm không quá cao so với giá lợn hơi", chuyên gia Vũ Vinh Phú phân tích.

(Nguồn: Phụ nữ mới)

Người chăn nuôi thực hiện "5 không" để phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi

Đan Tâm |

Tỉnh Quảng Trị hiện đang bước vào giai đoạn thời tiết chuyển mùa và diễn biến phức tạp. Mưa rét kéo dài đan xen những ngày nắng ấm đã tác động bất lợi đến sức đề kháng của đàn vật nuôi, trong đó có con lợn. 

Dịch tả lợn Châu Phi bùng phát mạnh trở lại, người chăn nuôi lao đao

Bảo Bình |

Bên cạnh gặp rất nhiều bất lợi do giá lợn hơi giảm sâu kỷ lục thời gian qua, người chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Quảng Trị tiếp tục đối mặt với tình trạng dịch tả lợn Châu Phi bùng phát mạnh trở lại. Nhiều hộ chăn nuôi buộc phải tiêu hủy cả đàn lợn đến vài chục con mà họ đặt nhiều hy vọng vào dịp cuối năm khi bán ra, sẽ có được khoản tiền, chuẩn bị cho tết Nguyên đán.

Dịch tả lợn Châu Phi tái phát nhiều nơi ở Triệu Phong

Thanh Hằng |

UBND huyện Triệu Phong (Quảng Trị) vừa có quyết định công bố dịch tả lợn Châu Phi tại các xã Triệu Sơn, Triệu Thượng và Triệu Thành. Trong đó, thời gian xảy ra dịch tại xã Triệu Sơn từ ngày 4/10/2021, xã Triệu Thượng từ ngày 19/10/2021, xã Triệu Thành từ ngày 25/10/2021.

Dịch tả lợn Châu Phi phát sinh trở lại tại 3 xã của huyện Cam Lộ

Anh Vũ |

Ngày 3/11/2021, UBND huyện Cam Lộ (Quảng Trị) đã có các quyết định công bố dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) tại các xã Thanh An, Cam Thủy và Cam Hiếu kể từ ngày 2/11/2021; vùng uy hiếp gồm các địa phương trong phạm vi bán kính 3 km xung quanh ổ dịch; vùng đệm gồm các địa phương trong phạm vi bán kính 10 km xung quanh ổ dịch.