Hàng chục nhóm nghiên cứu trên khắp thế giới cho rằng vaccine COVID-19 đợt đầu sẽ không hiệu quả, và vaccine của họ sẽ rẻ hơn và mạnh hơn rất nhiều.
Đã 7 tháng sau đại dịch COVID-19 , với hơn 30 loại vaccine được cải tiến nhanh chóng qua các giai đoạn thử nghiệm lâm sàng nghiêm ngặt, một số lượng đáng ngạc nhiên các nhóm nghiên cứu đang đặt cược vào một số loại vaccine COVID-19 , dù chưa được tiêm cho bất kỳ người nào.
Vaccine đợt đầu có thể không hiệu quả?
Thời báo New York đã xác nhận rằng ít nhất 88 vaccine ngừa COVID-19 đang được thử nghiệm tiền lâm sàng tích cực trong các phòng thí nghiệm trên khắp thế giới, với 67 loại trong số đó dự kiến sẽ bắt đầu thử nghiệm lâm sàng trước thời điểm cuối năm 2021. Những thử nghiệm đó có thể bắt đầu sau khi hàng triệu người đã nhận được đợt vaccine đầu tiên.
Nhưng loài người cũng sẽ mất hàng tháng trời để tìm ra loại nào trong số chúng an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên, các nhà khoa học đang phát triển vaccine vẫn rất tự tin sản phẩm của họ có thể tạo ra các phản ứng miễn dịch mạnh mẽ, hoặc giá thành rẻ hơn nhiều, hoặc cả hai. Điều này khiến nhân loại đặt niềm tin rất lớn trong cuộc đua chống lại COVID-19.
Ted Ross, Giám đốc Trung tâm Vaccine và Miễn dịch học tại Đại học Georgia, đang nghiên cứu một loại vaccine mà ông hy vọng sẽ đưa vào thử nghiệm lâm sàng vào năm 2021. Ông cho rằng: “Những loại vaccine đầu tiên có thể không hiệu quả nhất”.
Nhiều loại vaccine cố gắng dạy cho cơ thể những bài học cơ bản để nhận biết và tiêu diệt virus. Chúng cung cấp một loại protein bao phủ bề mặt của virus SARS-CoV-2, được gọi là “mũi nhọn”, thúc đẩy hệ thống miễn dịch tạo ra kháng thể để chống lại nó.
Nhưng một số nhà nghiên cứu lo lắng rằng, chúng ta có thể đang đặt quá nhiều hy vọng vào một chiến lược chưa được chứng minh là có hiệu quả. David Veesler, một nhà virus học tại Đại học Washington, cho biết: “Thật tiếc nếu chúng ta bỏ tất cả trứng vào cùng một giỏ”.
Vào tháng 3, Tiến sĩ Veesler và các đồng nghiệp của ông, đã phát triển một loại vaccine bao gồm hàng triệu hạt nano, mỗi hạt được gắn với 60 bản sao mũi nhọn của protein thay vì toàn bộ mũi nhọn. Các nhà nghiên cứu cho rằng cấu trúc này có thể tạo ra một cú đấm mạnh mẽ hơn về miễn dịch học.
Khi các nhà nghiên cứu tiêm các hạt nano này vào chuột, các con vật phản ứng với một lượng lớn kháng thể chống lại COVID-19, nhiều hơn so với lượng kháng thể được tạo ra bởi một loại vaccine có chứa toàn bộ như cấu trúc thông thường. Khi các nhà khoa học tiếp xúc với những con chuột đã được tiêm phòng, họ nhận thấy rằng vaccine này hoàn toàn bảo vệ chúng khỏi bị nhiễm COVID-19.
Các nhà nghiên cứu đã chia sẻ kết quả ban đầu của họ trong tháng 8/2020. Icosavax, một công ty khởi nghiệp do Neil King, cộng tác viên của Tiến sĩ Veesler, đồng sáng lập, đang chuẩn bị bắt đầu thử nghiệm lâm sàng vaccine hạt nano vào cuối năm nay.
Các nhà nghiên cứu Quân đội Mỹ tại Viện Quân đội Walter Reed đã tạo ra một loại vaccine hạt nano có mũi nhọn khác, và đang tuyển các tình nguyện viên cho đợt thử nghiệm lâm sàng mà họ cũng có kế hoạch bắt đầu vào cuối năm 2020. Một số công ty và trường đại học khác cũng đang tạo ra loại vaccine này hoặc trên cơ sở sử dụng công thức của riêng họ.
Cú đấm miễn dịch
Kháng thể là một vũ khí duy nhất trong kho vũ khí miễn dịch. Tế bào máu được gọi là tế bào T, có thể chống lại nhiễm trùng bằng cách tấn công các tế bào khác đã bị virus xâm nhập.
Luciana Leite, nhà nghiên cứu vaccine tại Instituto Butantan ở São Paulo, Brazil, cho biết: “Chúng tôi vẫn chưa biết loại phản ứng miễn dịch nào quan trọng để bảo vệ cơ thể”. Có thể những vaccine chỉ khơi dậy phản ứng kháng thể, nhưng không kéo dài. Tiến sĩ Leite và các nhà nghiên cứu khác đang thử nghiệm vaccine làm từ một số bộ phận của virus SARS-CoV-2 để xem liệu chúng có thể dụ tế bào T chống lại nó hay không.
Anne De Groot, Giám đốc điều hành của Epivax, một công ty cũng đang nghiên cứu vaccine, cho biết: “Đó là tuyến phòng thủ thứ hai có thể hoạt động tốt hơn các kháng thể”. Epivax đã tạo ra một loại vaccine thử nghiệm với một số mảnh của protein đột biến, và dự định thử nghiệm lâm sàng vào tháng 12 tới.
Hiệu quả của vaccine cũng có thể bị ảnh hưởng bởi cách nó xâm nhập vào cơ thể chúng ta. Tất cả các loại vaccine đợt một hiện đang được thử nghiệm lâm sàng đều phải được tiêm vào cơ bắp. Vaccine xịt mũi, tương tự như FluMist cho bệnh cúm, có thể hoạt động tốt hơn, vì SARS-CoV-2 xâm nhập cơ thể chúng ta qua đường khí quản.
Một số nhóm đang chuẩn bị các thử nghiệm lâm sàng về vaccine xịt mũi. Một trong những cách tiếp cận “giàu trí tưởng tượng nhất” đến từ một công ty ở New York có tên là Codagenix. Họ đang thử nghiệm một loại vaccine có chứa phiên bản tổng hợp của SARS-CoV-2 mà họ đã tạo ra từ đầu.
Vaccine Codagenix là một bước ngoặt mới trên công thức cũ. Trong nhiều thập kỷ, các nhà sản xuất vaccine đã tạo ra vaccine cho các bệnh như thủy đậu và sốt vàng da từ các virus sống nhưng đã suy yếu. Theo truyền thống, các nhà khoa học đã làm suy yếu virus bằng cách phát triển chúng trong tế bào của gà hoặc một số động vật khác. Các virus thích nghi với vật chủ mới của chúng, và trong quá trình này, chúng trở nên không thích hợp để phát triển trong cơ thể người.
Các virus vẫn xâm nhập vào các tế bào, nhưng chúng tái tạo với tốc độ cực chậm. Kết quả là chúng không thể làm cho con người nhiễm bệnh. Nhưng một liều lượng nhỏ của những virus suy yếu này vẫn có thể gây ra tác động mạnh mẽ đến hệ thống miễn dịch.
Tuy nhiên, có tương đối ít virus còn sống bị suy yếu, bởi vì việc tạo ra chúng là một cuộc đấu tranh. J. Robert Coleman, Giám đốc điều hành của Codagenix, cho biết: “Nó thực sự chỉ có một cách thử và sai. Bạn không bao giờ có thể nói chính xác những gì bạn đang làm khi tạo ra loại virus mẫu cho vaccine”.
Các nhà khoa học Codagenix đã đưa ra một cách tiếp cận khác. Họ ngồi xuống máy tính và chỉnh sửa bộ gen của SARS-CoV-2, tạo ra 283 đột biến. Sau đó, họ tạo ra một đoạn DNA có chứa bộ gen mới của mình và đưa vào tế bào khỉ. Sau đó, các tế bào tạo ra các virus được “viết” lại. Trong các thí nghiệm trên chuột, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, vaccine của họ không làm cho chúng bị bệnh nhưng đã bảo vệ chúng chống lại COVID-19.
Codagenix đang chuẩn bị mở đợt thử nghiệm giai đoạn 1 của một loại thuốc xịt mũi vào đầu tháng 9. Hai loại vaccine tương tự đang trong giai đoạn phát triển.
Nhà sản xuất vaccine Valneva của Pháp cũng có kế hoạch bắt đầu thử nghiệm lâm sàng vào tháng 11. Thomas Lingelbach, Giám đốc điều hành của Valneva, cho biết: “Chúng tôi đang giải quyết đại dịch bằng một cách tiếp cận khá thông thường”.
Valneva chế tạo vaccine từ virus bất hoạt bị tiêu diệt bằng hóa chất. Jonas Salk và các nhà sản xuất vaccinekhác nhận thấy công thức này hoạt động tốt. Các nhà sản xuất vaccine Trung Quốc đã có ba loại vaccine chống COVID-19 như vậy trong các thử nghiệm giai đoạn 3, nhưng Tiến sĩ Lingelbach vẫn nhận thấy cơ hội để Valneva tự chế tạo vaccine cho riêng mình còn rộng mở.
Các vaccine từ virus bất hoạt phải đáp ứng các tiêu chuẩn rất cao để thanh lọc, để đảm bảo tất cả các viurus không còn tồn tại. Valneva đã đáp ứng các tiêu chuẩn đó và không rõ liệu vaccine Trung Quốc có đáp ứng được hay không. Vương quốc Anh đã đặt cọc mua 60 triệu liều vaccine Valneva và công ty đang mở rộng quy mô để sản xuất 200 triệu liều mỗi năm.
Làm sao để sản xuất vaccine nhanh hơn và rẻ hơn?
Ngay cả khi đợt vaccine đầu tiên hoạt động, nhiều nhà nghiên cứu vẫn lo lắng rằng sẽ không thể tạo ra vaccine đủ nhanh để đáp ứng nhu cầu toàn cầu. Florian Krammer, nhà virus học tại Trường Y khoa Icahn tại Mount Sinai, thành phố New York, cho biết: “Đó là một trò chơi khó khi chúng ta cần rất nhiều liều vaccine”.
Tuy nhiên các nhà khoa học vẫn cho rằng, một khi vaccine đợt một thành công thì các loại vaccine đợt hai sẽ dễ dàng xuất xưởng. Các vaccine đợt tiếp theo có thể dựa trên các phương pháp tiêu chuẩn đã được sử dụng trong nhiều năm, để tạo ra vaccine an toàn và hiệu quả.
Ví dụ, Codagenix đã hợp tác với Viện Huyết thanh của Ấn Độ để phát triển virus SARS-CoV-2 được mã hóa của họ. Viện này áp dụng lại phương thức sản xuất hàng tỷ liều vaccine bệnh sởi, virus rota và cúm… để hỗ trợ việc này.
Khai thác các phương pháp hiệu quả trước đó cũng có thể cắt giảm chi phí của việc sản xuất vaccine COVID-19, giúp dễ dàng phân phối vaccine đến các nước ít phát triển. Các nhà nghiên cứu tại Đại học Y Baylor đang nghiên cứu tiền lâm sàng về một loại vaccine mà họ, cho biết có thể có giá chỉ 2 USD một liều. Ngược lại, Pfizer đang tính phí 19 USD/liều trong thỏa thuận với chính phủ Mỹ. Các công ty khác đã thậm chí còn đưa ra mức giá cao hơn.
Để tạo ra vaccine, nhóm Baylor đã chế tạo men để tạo ra các kích thích tăng đột biến của SARS-CoV-2. Đó chính xác là phương pháp đã được sử dụng từ những năm 1980 để sản xuất vaccine phòng bệnh viêm gan B. Nhà sản xuất vaccine Biological E của Ấn Độ đã cấp phép cho vaccine của Baylor, và đang lên kế hoạch thử nghiệm giai đoạn 1 vào mùa thu năm nay.
Maria Elena Bottazzi, một nhà virus học Baylor, cho biết: “Giờ đây họ đã biết rằng họ có thể tạo ra một tỷ liều vaccine mỗi năm. Thật dễ dàng đối với họ, bởi vì nó giống hệt công nghệ vaccine mà họ đã nghiên cứu trong nhiều năm”.
Nghiên cứu tại phòng thí nghiệm của nhà sản xuất vắc xin Pháp Valneva, đang áp dụng phương pháp tiếp cận thông thường để phát triển một loại vaccine sử dụng virus bị bất hoạt bởi hóa chất. Ảnh: Getty
Ngay cả khi thế giới có được vaccine rẻ tiền, hiệu quả chống lại COVID-19, điều đó không có nghĩa là tất cả những lo lắng về đại dịch của nhân loại đã kết thúc. Với vô số các virus họ corona khác ẩn náu trong các động vật hoang dã, một đại dịch khác giống COVID-19 có thể không còn xa.
Một số công ty như An Huy Chí Phi ở Trung Quốc, Osivax ở Pháp và VBI ở Massachusetts, đang phát triển vaccine COVID-19 có tính “phổ cập”, có thể bảo vệ con người khỏi một loạt virus, ngay cả những loại chưa tấn công nhân loại.
Nhiều nhà khoa học coi vaccine đang hoạt động của họ là một phần của cuộc chơi dài hơi, cuộc chơi mà sức khỏe của toàn bộ quốc gia sẽ phụ thuộc vào. Thái Lan đang chuẩn bị mua vaccine COVID-19 được phát triển ở nước ngoài, nhưng các nhà khoa học Thái cũng đang thực hiện nghiên cứu tiền lâm sàng của riêng họ.
Tại Đại học Chulalongkorn, các nhà nghiên cứu đã tìm được một số vaccine tiềm năng bao gồm một loại vaccine dựa trên RNA sẽ được nghiên cứu giai đoạn 1 vào đầu năm 2021. Loại vaccine này tương tự như loại mà Pfizer hiện đang thử nghiệm trong các thử nghiệm lâm sàng giai đoạn cuối, nhưng các nhà khoa học nước này muốn bảo mật khi tạo phiên bản của riêng họ.
Kiat Ruxrungtham, giáo sư tại Đại học Chulalongkorn, cho biết: “Trong khi Thái Lan phải lên kế hoạch mua vaccine, chúng tôi cũng nên cố gắng hết sức để sản xuất vaccine của riêng mình. Nếu chúng tôi không thành công lần này, chúng tôi vẫn có thể làm tốt hơn rất nhiều trong đại dịch tiếp theo”.
(Nguồn: Phụ nữ mới)