GDP 9 tháng đầu năm 2020 tăng trưởng thấp nhất trong 10 năm qua

H. Linh |

Dù tăng trưởng thấp nhất trong 10 năm qua, nhưng mức tăng GDP quý III với 2,62% là mức tăng khá mạnh so với quý II, chỉ đạt 0,39%.

Tổng cục Thống kê sáng nay, 29/9, đã công bố số liệu thống kê kinh tế - xã hội quý III và 9 tháng đầu năm.

Theo bà Nguyễn Thị Hương, Tổng Cục trưởng Tổng cục Thống kê, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý III/2020 ước tăng 2,62% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức tăng thấp nhất của quý III trong giai đoạn từ 2011-2020.

Tính chung 9 tháng năm nay, tăng trưởng kinh tế đạt mức 2,12%, cũng là mức tăng thấp nhất 9 tháng đầu năm từ 2011 đến 2020.

Nền kinh tế nước ta tiếp tục duy trì tăng trưởng dương, cho thấy tính đúng đắn trong chỉ đạo, điều hành thực hiện mục tiêu kép của Chính phủ. Ảnh: TTXVN
Nền kinh tế nước ta tiếp tục duy trì tăng trưởng dương, cho thấy tính đúng đắn trong chỉ đạo, điều hành thực hiện mục tiêu kép của Chính phủ. Ảnh: TTXVN

Tuy nhiên, trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, nền kinh tế Việt Nam tiếp tục duy trì tăng trưởng dương, cho thấy tính đúng đắn trong chỉ đạo, điều hành khôi phục kinh tế, phòng chống dịch của Chính phủ; sự nỗ lực của người dân và cộng đồng doanh nghiệp đã thực hiện có hiệu quả mục tiêu kép vừa phòng chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế - xã hội.

Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản dù chịu ảnh hưởng tiêu cực của hạn hán, xâm nhập mặn và tác động nặng nề từ đại dịch COVID-19, nhưng đã trở thành bệ đỡ của nền kinh tế, bảo đảm nguồn cung lương thực, thực phẩm cho cả nước. Tăng trưởng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tính chung 3 quý đầu năm đạt 1,84%, đóng góp 13,62% vào mức tăng chung của nền kinh tế.

Trong quý I/2020, GDP của Việt Nam tăng 3,68%. Đến quý II, mức tăng GDP giảm xuống thấp chưa từng có, chỉ 0,39%. GDP quý III tăng trở lại 2,62%, dù cuối tháng 7, làn sóng COVID-19 thứ 2 bùng phát tại Đà Nẵng. Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8 mới đây, Bộ trưởng Bộ KHĐT Nguyễn Chí Dũng đưa ra một số dự báo về kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2020 với  mức tăng GDP cả năm khoảng 2%, nếu điều kiện cho phép phấn đấu đạt khoảng 2,5%.

Công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục giữ vai trò là động lực thúc đẩy tăng trưởng. 9 tháng đầu năm, tăng trưởng khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 3,08%, đóng góp 58,35% cho nền kinh tế. Đây là mức tăng thấp hơn nhiều so với mức tăng cùng kỳ các năm trong giai doạn 2011-2020.

Khu vực dịch vụ cũng tăng thấp, chỉ ở mức 1,37%, đóng góp 28,03%...

Đáng chú ý, giữa khó khăn của dịch bệnh, số lượng doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động 9 tháng năm 2020 lại tăng gần 3% so với cùng kỳ năm trước, với 133.600 doanh nghiệp. Tổng cục Thống kê cho biết theo Kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, cho thấy doanh nghiệp khá lạc quan về tình hình sản xuất kinh doanh trong quý cuối năm 2020. Có  81% doanh nghiệp đánh giá sẽ ổn định và tốt hơn.

9 tháng qua, ngành bị ảnh hưởng nặng nề nhất là du lịch. Lượng khách đến Việt Nam giảm chưa từng có, với mức giảm hơn 70%, đạt 3,8 triệu lượt. Trong đó hơn 97% là khách đến trong quý I. Riêng tháng 9, khách quốc tế đến nước ta ước 13,8 nghìn lượt người, giảm 99,1% so với cùng kỳ năm trước.

CPI tháng 9/2020 chỉ tăng 0,12% so với tháng 8 và tăng 0,01% so với tháng 12 năm trước - mức thấp nhất trong giai đoạn 5 năm 2016-2020. Ảnh: T. Vân
CPI tháng 9/2020 chỉ tăng 0,12% so với tháng 8 và tăng 0,01% so với tháng 12 năm trước - mức thấp nhất trong giai đoạn 5 năm 2016-2020. Ảnh: T. Vân

Trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp trên thế giới làm đứt gãy thương mại quốc tế, hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vẫn giữ được mức tăng dương, trong đó nổi lên vai trò của khu vực kinh tế trong nước.

Khu vực kinh tế trong nước có giá trị kim ngạch xuất khẩu 9 tháng tăng cao 20,2%, nhập khẩu tăng 4,7%. Cán cân thương mại 9 tháng tiếp tục xuất siêu với mức 16,99 tỷ USD.

Từ đầu năm đến 15/9/2020, thu ngân sách Nhà nước ước đạt 902,5 nghìn tỷ đồng, mới hoàn thành 59,7% dự toán năm. Tổng chi ngân sách đến 15/9/2020 ước tính 1.036,4 nghìn tỷ đồng. Trong đó chi thường xuyên đạt 716,3 nghìn tỷ đồng, chi đầu tư phát triển 235,3 nghìn tỷ đồng,; chi trả nợ lãi 78,4 nghìn tỷ đồng…

Theo Tổng cục Thống kê, kinh tế - xã hội Việt Nam sẽ tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức, bởi nền kinh tế nước ta có độ mở lớn nên sẽ chịu tác động đan xen nhiều mặt. Đáng chú ý là  Việt Nam cơ bản không chế được COVID-19, nhưng đại dịch trên thế giới vẫn diễn biến phức tạp làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu, ảnh hưởng trực tiếp tới thương mại, du lịch, xuất nhập khẩu, doanh nghiệp thiếu nguyên liệu sản xuất, thu hẹp quy mô và tạm dừng hoạt động...

Chỉ số giá tiêu dùng 9 tháng tăng 3,85%

Cũng tại buổi họp báo, lãnh đạo Tổng cục Thông kê cho biết chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9/2020 tăng rất thấp, với mức tăng 0,12% so với tháng 8 và tăng 0,01% so với tháng 12 năm trước. Đây là mức  thấp nhất trong giai đoạn 5 năm 2016-2020. CPI tháng 9 tăng chủ yếu do giá dịch vụ giáo dục được điều chỉnh tăng theo lộ trình. Bên cạnh đó, giá điện sinh hoạt tăng do nhu cầu sử dụng điện trong thời tiết nắng nóng. Như vậy, bình quân 9 tháng năm 2020, chỉ số giá tiêu dùng của Việt Nam tăng 3,85% so với cùng kỳ năm trước.

(Nguồn: Phụ nữ mới)

TAGS

Ra mắt dòng xe Land Rover Defender tại Lào

Tổng hợp |

Nhà phân phối thương hiệu xe sang từ Anh quốc vừa ra mắt dòng Land Rover Defender mới với số lượng hạn chế tại Lào.

Hướng Hóa: Vùng đất đầy tiềm năng, triển vọng trong thu hút đầu tư

Bích Liên |

Hướng Hoá (Quảng Trị) là huyện miền núi, biên giới nằm về phía Tây của tỉnh Quảng Trị, giáp với nước bạn Lào, có đường xuyên Á - Quốc lộ 9 đi qua với Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo. Nếu như trong chiến tranh, Hướng Hóa được biết đến là mảnh đất bị bom đạn cày xới thì hôm nay, khi đến đây, dường như ai ai cũng có thể cảm nhận được sự chuyển mình, đổi thay mạnh mẽ của mảnh đất này. Với những lợi thế vốn có, Hướng Hóa đã và đang từng bước vươn lên trở thành điểm đến đầy triển vọng để đầu tư và phát triển.

Du lịch hậu giãn cách COVID-19: ‘Sống chung với lũ’ bằng công nghệ mới

Mai Mai |

Hậu COVID-19, doanh nghiệp cần tư duy theo cách mới, tiếp cận khách hàng theo cách mới bằng hệ thống tự động, sử dụng trí tuệ nhân tạo, dùng công nghệ số để phát triển trong bối cảnh mới.

Myanmar quyết tâm tổ chức tổng tuyển cử theo đúng kế hoạch

Phương Hoa |

Ủy ban bầu cử Myanmar khẳng định vẫn sẽ tổ chức tổng tuyển cử theo đúng kế hoạch, bất chấp việc 24 đảng phái đã gửi thư kêu gọi xem xét lại thời điểm tổ chức sự kiện này.