Nga là nhà cung cấp dầu lớn nhất cho Trung Quốc trong tháng 6

PV |

Trong tháng 5-6, tổng lượng dầu Trung Quốc nhập khẩu của Nga qua các đường ống dẫn dầu ở Thái Bình Dương Đông Siberia và các cảng ở vùng Viễn Đông là 7,29 triệu tấn, tăng gần 10% so với 1 năm trước.

Trong tháng Năm và tháng Sáu, Nga liên tục là nước cung cấp dầu lớn nhất cho Trung Quốc khi các doanh nghiệp Trung Quốc tìm đến đối tác gần về địa lý để giảm thiểu chi phí vận chuyển hàng hóa nhập khẩu, qua đó giúp ổn định mức giá thành sản phẩm cung cấp cho thị trường nội địa.

Theo báo cáo ngày 20/7 của Tổng Cục hải quan Trung Quốc, tổng lượng dầu mà Trung Quốc nhập khẩu của Nga qua các đường ống dẫn dầu ở Thái Bình Dương Đông Siberia và các cảng ở vùng Viễn Đông là 7,29 triệu tấn, tăng gần 10% so với 1 năm trước.

 
(Ảnh minh họa: Reuters) 

Trong tháng Sáu, Nga cung cấp khoảng 1,77 triệu thùng dầu/ngày cho Trung Quốc. Con số này thấp hơn mức kỷ lục gần 2 triệu thùng/ngày của tháng Năm.

Trong khi đó, trong tháng Năm, Trung Quốc nhập khẩu 5,06 triệu tấn dầu từ Saudi Arabia, tương đương 1,23 triệu thùng/ngày, giảm so với 1,84 triệu thùng/ngày trong tháng Năm.

So với tháng 6/2021, lượng dầu Trung Quốc nhập khẩu từ Saudi Arabia giảm 30%.

Tuy nhiên, tính cả năm, lượng dầu Trung Quốc nhập khẩu từ Nga là 41,3 triệu tấn, tăng 4%, song vẫn xếp sau Saudi Arabia (43,3 triệu tấn).

(Nguồn: Ngày Nay)

Ngăn chặn nguy cơ buôn lậu dầu ở khu vực biên giới Việt- Lào

PV |

Tỉnh Quảng Bình vừa có văn bản chỉ đạo các cơ quan chức năng liên quan tăng cường kiểm tra, kiểm soát các hoạt động vận chuyển, buôn lậu xăng dầu qua biên giới.

Thủ tướng yêu cầu theo dõi kỹ thông tin nhập khẩu xăng dầu từ Malaysia

PV |

Theo Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Malaysia Trần Việt Thái, xăng RON95 tại Malaysia đang ổn định có giá chỉ 13.000 đồng/lít.

Chủ tịch Quốc hội yêu cầu rà soát lại thuế, phí xăng dầu

Thanh Mai |

Chủ tịch Quốc hội đề nghị Bộ rà soát lại thuế, phí xăng dầu và xem trách nhiệm thuộc bên nào.

Hiệu quả của một mô hình sản xuất dầu lạc

Phương Nga |

Vùng An Cổ, xã Kim Thạch được thiên nhiên ưu đãi với diện tích đất đỏ ba dan màu mỡ, thích hợp với nhiều loại cây trồng, trong đó cây lạc được người dân ưu tiên lựa chọn để đưa vào canh tác.