Nghiên cứu mới: Vaccine Pfizer có hiệu quả tới 90% ngăn ngừa nhập viện trong ít nhất 6 tháng

Thanh Mai |

Các nhà nghiên cứu cho biết kết quả nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cải thiện tỷ lệ tiêm chủng Covid-19 trên toàn cầu.

Ngày 5/10, Guardian đưa tin, một nghiên cứu mới cho thấy hiệu quả chống lại việc nhiễm tất cả biến chủng của virus SARS-CoV-2 đã giảm từ 88% (sau khi được tiêm hai liều) xuống còn 47% sau 6 tháng. Tuy nhiên, hiệu quả chống lại việc nhập viện vẫn cao, ở mức 90% trên tất cả biến chủng, bao gồm Delta.

Phát hiện, được công bố trên tạp chí Lancet, phù hợp với các dữ liệu sơ bộ từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) và Bộ Y tế Israel. 

 

“Nghiên cứu của chúng tôi xác nhận rằng vaccine là một công cụ quan trọng để kiểm soát đại dịch và vẫn có hiệu quả cao trong việc ngăn ngừa bệnh nặng và nhập viện”, theo tác giả chính của nghiên cứu, tiến sĩ Sara Tartof, thuộc Cơ quan Nghiên cứu và Đánh giá Kaiser Permanente Nam California.

Các nhà nghiên cứu đã phân tích hồ sơ sức khỏe của 3 triệu người trong khoảng thời gian từ tháng 12/2020 đến tháng 8/2021. Trong thời gian này, 5,4% người đã tiêm vaccine bị nhiễm SARS-CoV-2, 6,6% phải nhập viện. Thời gian nhiễm virus trung bình kể từ khi được tiêm chủng đầy đủ là từ 3 đến 4 tháng.

Khi khả năng bảo vệ của vaccine Pfizer chống lại sự lây nhiễm đối với biến chủng Delta giảm 40% trong vòng 5 tháng, khả năng bảo vệ giúp bệnh nhân giảm thiểu nguy cơ phải nhập viện liên quan tới tất cả biến chủng vẫn rất cao. 

Tiến sĩ Luis Jodar, phó chủ tịch cấp cao và giám đốc y tế của vaccine Pfizer, cho biết: “Phân tích cụ thể về biến chủng của chúng tôi cho thấy rõ ràng rằng vaccine Pfizer có hiệu quả chống lại tất cả biến chủng đang được quan tâm hiện nay, bao gồm cả Delta”.

“Việc nhiễm virus gây bệnh Covid-19 ở những người đã tiêm hai liều vaccine rất có thể là do sự suy yếu (của vaccine theo thời gian), chứ không phải do Delta hoặc các biến chủng khác đã có khả năng thoát khỏi sự bảo vệ của vaccine”.

"Những phát hiện của chúng tôi nhấn mạnh tầm quan trọng của việc theo dõi hiệu quả của vaccine theo thời gian và cho thấy rằng các liều vaccine tăng cường có thể cần thiết để khôi phục mức độ bảo vệ cao ban đầu - được ghi nhận trong chương trình tiêm chủng", theo nghiên cứu.

Tháng trước, WHO đã kêu gọi tạm hoãn tiêm mũi vaccine Covid-19 tăng cường cho đến cuối năm để giải quyết sự bất bình đẳng nghiêm trọng trong phân bổ liều lượng giữa các quốc gia giàu và nghèo.

(Nguồn: Phụ nữ mới)

TAGS

Mỹ tặng thêm cho Việt Nam gần 1,5 triệu liều vaccine Pfizer

Hồ Điệp |

Lô vaccine này được bàn giao thông qua cơ chế COVAX và được vận chuyển trực tiếp từ nhà máy của Pfizer về Việt Nam.

Việt Nam cho phép sử dụng vaccine Pfizer do Mỹ sản xuất

Phương Linh |

Vaccine Pfizer BioNTech do Mỹ sản xuất với quy cách đóng gói 25 lọ/khay, 6 liều/lọ, vừa được phê duyệt sử dụng tại Việt Nam.

Phát hiện mới về thời điểm người tiêm vaccine Pfizer có nguy cơ bị ‘nhiễm đột phá’

Hoài Thanh |

Ngày càng có nhiều thông tin về những ca nhiễm COVID-19 ở những người đã tiêm đủ liều vaccine (ca nhiễm đột phá) trong bối cảnh biến thể Delta gây ra những quan ngại mới trong cuộc chiến chống đại dịch.

Việt Nam sẽ có khoảng 50 triệu liều vaccine Pfizer trong quý IV

Hải My |

Đó là thông tin được Bộ Y tế đưa ra tại hội nghị trực tuyến và tập huấn về tăng cường công tác điều trị, hồi sức tích cực trong phòng chống COVID-19 vào ngày 2/8.