Những cuộc khủng hoảng tài chính lớn nhất thế giới trong 4 thập kỷ qua

Thanh Mai |

Trước đây, thế giới từng nhiều lần chứng kiến các vụ sụp đổ về tài chính.

Vụ sụp đổ trái phiếu rác tại Mỹ

Thị trường trái phiếu rác tăng trưởng suốt gần một thập kỷ, từ quy mô 10 tỷ USD năm 1979 lên gần 190 tỷ USD năm 1989 giúp nhiều công ty nhỏ tiếp cận vốn. Đến cuối thập niên 80, thị trường lao dốc sau hàng loạt đợt nâng lãi của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed). Nguồn cung bắt đầu vượt quá nhu cầu. 

Khủng hoảng đồng peso Mexico

Tháng 12/1994, Mexico bất ngờ phá giá đồng peso. Tỷ giá này chịu sức ép trong năm 1994, do thâm hụt tài khoản vãng lai của Mexico tăng, trong khi dự trữ nước ngoài lại giảm tới hai phần ba.

Để ngăn dòng vốn rời đất nước, Mexico còn nâng lãi suất. Lãi suất ngắn hạn từ 15% lên 32%, khiến lãi suất cho vay tăng theo, đe dọa ổn định kinh tế. Sau đó, Chính phủ Mexico phải thả nổi đồng peso. Thậm chí Mexico phải nhận hỗ trợ từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế và 50 tỷ USD cứu trợ từ Mỹ. Quốc gia này trải qua nhiều năm suy thoái và lạm phát phi mã sau khủng hoảng.

Khủng hoảng tài chính châu Á

Người dân đến buổi đấu giá xe lấy từ các công ty tài chính đóng cửa sau khủng hoảng tài chính châu Á. Ảnh: Bangkok Post
Người dân đến buổi đấu giá xe lấy từ các công ty tài chính đóng cửa sau khủng hoảng tài chính châu Á. Ảnh: Bangkok Post
Khủng hoảng tài chính châu Á chính thức bắt đầu từ tháng 7/1997 với sự sụp đổ của đồng baht Thái. Nhiều nhà đầu tư phương Tây bất ngờ rút vốn, tiền tệ các quốc gia khác trong khu vực cũng lần lượt bị phá giá. Hàng loạt tập đoàn và công ty, đặc biệt trong lĩnh vực bất động sản, vỡ nợ. Indonesia, Hàn Quốc và Thái Lan là những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất.

Các quốc gia bị phá giá, lạm phát tăng tốc, các tổ chức tài chính và công ty phá sản, nợ xấu lên kỷ lục, tăng trưởng kinh tế suy giảm và thất nghiệp lên cao. GDP của Indonesia giảm tới 15% trong vòng một năm, Thái Lan và Malaysia cũng giảm xấp xỉ 10% trong khi Hàn Quốc giảm 3,8% trong quý đầu năm 1998.

IMF đã phải khởi động chương trình cứu trợ trị giá 36 tỷ USD cuối năm 1997 để ổn định đồng tiền của các nước bị tác động mạnh nhất bởi khủng hoảng. 

Khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008

Tháng 9/2008, cuộc khủng hoảng kinh tế bắt đầu từ sự suy thoái của thị trường nhà đất Mỹ. Nguyên nhân chính là "cho vay dưới chuẩn" (tài sản thế chấp cho các khoản vay bất động sản không đủ đảm bảo trả nợ). Sau đó, rắc rối lan sang thị trường tài chính và cuối cùng là kinh tế toàn cầu.

Cơn địa chấn thực sự nổ ra vào ngày 7/9 với việc hai đại gia cho vay thế chấp của Mỹ là Fannie Mae và Freddie Mac bị quốc hữu hóa. Sau đó, lần lượt Lehman Brothers, Washington Mutual tuyên bố phá sản. Washington Mutual là vụ sụp đổ lớn nhất lịch sử ngành ngân hàng Mỹ. Merill Lynch cũng bị Bank of America mua lại. Còn AIG phải nhận hàng chục tỷ USD cứu trợ từ Chính phủ Mỹ.

Ngân hàng trung ương các nước đã phải cắt giảm lãi suất, bơm tiền cho các công ty hay mua lại nợ xấu. 

Thê snhuwng Nhật Bản, Liên minh châu Âu (EU), Mỹ, Nga và nhiều quốc gia khác trên thế giới rơi vào suy thoái trong quý IV năm đó. Theo cựu Chủ tịch Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) - Alan Greenspan, đây là cuộc khủng hoảng "hàng trăm năm mới có một lần".

Từ tháng 11/2008, Fed đã phải liên tục tung ra các gói kích thích. Lãi suất cũng được duy trì ở mức kỷ lục gần 0% suốt nhiều năm. Cuối năm 2009, khu vực đồng tiền chung châu Âu (eurozone) tuyên bố EU, trừ Hy Lạp và Tây Ban Nha, đã thoát khỏi suy thoái. Các nền kinh tế khác như Nhật Bản, Singapore, Hong Kong (Trung Quốc), Đức, Pháp cũng dần ra khỏi thời kỳ đen tối nhất.

Khủng hoảng nợ công châu Âu

Sau khi tuyên bố thoát suy thoái từ cuối năm 2009, châu Âu lại gần như rơi vào cuộc khủng hoảng nợ công do cơn địa chấn tài chính 2008.

Khủng hoảng bắt đầu từ cuối năm 2009 tại Hy Lạp, sau đó lan ra toàn khu vực đồng euro. Chỉ trong vài năm, lần lượt Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Ireland và Cyprus đã phải xin cứu trợ quốc tế để tránh vỡ nợ.

Chính sách thắt lưng buộc bụng của các nước trong khu vực, nhằm giảm thâm hụt và nợ công, cũng khiến tỷ lệ thất nghiệp tại Hy Lạp hay Tây Ban Nha thường xuyên trên 25%. GDP Hy Lạp thậm chí còn giảm tới 30% trong giai đoạn 2008 – 2013. Cuối năm 2013, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) hạ lãi suất để tăng tốc đà hồi phục trong khu vực.

Đến năm 2014, chỉ còn Hy Lạp và Cyprus cần hỗ trợ. Đến 2018, Hy Lạp mới chính thức rời chương trình cứu trợ.

(Nguồn: Phụ nữ mới)

TAGS

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nam thăm, động viên các đơn vị quyết toán ngân sách, tài chính cuối năm

Hồng Hà |

Ngày 30/12, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Hoàng Nam đã đến thăm, chúc mừng năm mới, động viên cán bộ, nhân viên ngành tài chính, ngân hàng thực hiện quyết toán ngân sách, tài chính cuối năm 2022 tại các đơn vị: Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh; Ngân hàng Liên Việt; Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam và Ngân hàng CPTM Phát triển TP. Hồ Chí Minh (HDBank) Chi nhánh Quảng Trị.

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Hưng thăm các đơn vị khối tài chính, ngân hàng

Thanh Trúc |

Ngày 30/12, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Võ Văn Hưng đã đi thăm, chúc mừng các đơn vị trong khối tài chính, ngân hàng thực hiện khóa sổ, hoàn thành quyết toán tài chính cuối năm 2022 gồm: Sở Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Quảng Trị, Vietcombank Quảng Trị.

Giới tài chính dự báo những nguy cơ đối với kinh tế toàn cầu

PV |

Ngày càng xuất hiện những dấu hiệu cho thấy lạm phát có thể trong tầm kiểm soát, song những nguy cơ địa chính trị sẽ tiếp tục gây biến động và nhiều khả năng một cuộc suy thoái kinh tế sẽ diễn ra.

Khủng hoảng nhiên liệu tại Lào, người xếp hàng dài tại các trạm xăng dầu

Ngọc Châu |

Hàng dài người lái xe ô tô xếp hàng chờ mua xăng đã chạy qua các đường phố của Viêng Chăn trong những ngày gần đây khi Lào phải vật lộn với cuộc khủng hoảng nhiên liệu ngày càng gia tăng.