Những điều cần biết về nghi thức buộc chỉ cổ tay của Lào

PV |

Khi đến với đất nước Lào, du khách chắc chắn sẽ hiếu kỳ về tục buộc chỉ cổ tay của người dân xứ sở Triệu voi này.

Đi đến nơi nào du khách cũng thường nhìn thấy trên cổ tay của người dân Lào có một hay nhiều vòng chỉ đủ màu sắc gợi cảm, lạ mắt. Điều này sẽ khiến mọi người nảy sinh ngay rất, rất nhiều câu hỏi trong suy nghĩ: Chỉ cổ tay có phải là bùa không? Buộc chỉ cổ tay để làm gì? Khi nào buộc chỉ cổ tay? Cổ tay buộc chỉ rồi thì đến bao giờ được tháo ra?,….

Mặc dù có nhiều nghi vấn trong ý nghĩ như thế nhưng khi đã đặt chân đến đất nước này du khách đều muốn được tham dự nghi lễ buộc chỉ cổ tay và thèm được thưởng thức cảm giác mới lạ: Cổ tay được buộc chỉ sẽ thế nào!.
Buộc chỉ cổ tay chúc phúc trong ngày cưới
Buộc chỉ cổ tay chúc phúc trong ngày cưới
Lễ buộc chỉ cổ tay (còn gọi là lễ Sou khoẳn) là phong tục tập quán tâm linh gắn với đời sống của người dân Lào từ lâu đời; trở thành nét văn hóa không thể thiếu trong cuộc sống của cả dân tộc; với những ý nghĩa đem lại sự bình an, may mắn cho người được buộc chỉ.

Du khách đến đất nước Lào có nên buộc chỉ cổ tay không?

Nên buộc chỉ cổ tay! Câu trả lời ngắn gọn này xuất phát từ nhiều lí do.

Cô Sesavanh Menvilay giảng viên trường Đại học Champasak cho biết: Khi đến với đất nước Lào, mọi người nên sắp xếp thời gian sớm nhất để được đến chùa (chùa càng lớn càng tốt) thắp hương trình với thần linh và cầu nguyện thần linh phù hộ những ngày du ngoạn được may mắn, bình yên. Nếu có sư thầy chứng kiến tại đó nên nhờ sư thầy buộc chỉ cô tay tạo niềm tin vững chắc an lành, thuận lợi cho chuyến đi trên đất nước Lào. Cổ tay du khách được buộc chỉ làm tăng thêm sự tôn trọng, tín ngưỡng, hoà đồng, thân thiện với người dân.

Lễ buộc chỉ cổ tay của người Lào được chuẩn bị rất chu đáo. Gia chủ sẽ làm một mâm lễ (gọi là mâm Khoẳn) gồm: rượu, hoa, trứng, gà, xôi nếp, nước và chỉ trắng trang trí thành một hình tháp và trên đỉnh sẽ cắm một cây nến vàng. Bắt đầu vào buổi lễ, bên mâm Khoẳn, tất cả những người tham dự sẽ ngồi xung quanh, người chủ lễ sẽ ngồi đối diện với những người nhận lễ. Chủ lễ sẽ châm cây nến trên đỉnh của mâm Khoẳn và khấn vái. Những người xung quanh, tay trái cầm sợi chỉ, tay phải chạm nhẹ vào mâm. Những người ngồi xa, không với tới mâm thì vẫn chắp tay trái trước ngực, tay phải chạm nhẹ vào khuỷu tay của người ngồi phía trước để truyền lời nguyện tới tất cả các thành viên tham dự và tăng thêm sự gắn kết, tình đoàn kết giữa các thành viên dự lễ. – Cô Sesavanh cho biết thêm.

Khi nào thì làm lễ buộc chỉ cổ tay?
Lễ buộc chỉ cổ tay mừng sau khi hết bệnh
Lễ buộc chỉ cổ tay mừng sau khi hết bệnh
 Buộc chỉ cổ tay không phải là bùa chú gì cả. Lễ buộc chỉ cổ tay là để tạ ơn, ăn mừng và cầu phúc trong những dịp như: Tết Bunpimay, lễ mừng thọ, mừng thi đỗ đạt, mừng nhà mới, khai trương, lễ cưới, sinh nhật, lễ buộc cổ tay cũng được tổ chức trang trọng để tạ ơn được phục hồi sức khoẻ sau những cơn bệnh nặng, hiểm nghèo hay tiễn người đi làm ăn xa xứ, đón người đi làm xa về,… Có thể buộc kèm theo tiền đểcô Anong Lak giảng viên trường Đại học Champasak chia sẻ.
Những dây chỉ buộc cổ tay
Những dây chỉ buộc cổ tay
 

Nếu buộc chỉ cổ tay ở nhà thì những dây chỉ ấy phải được thỉnh từ chùa. Những vị sư trong chùa phải thắt những sợi chỉ ấy rất công phu. Mỗi dây chỉ một màu cũng có khi một dây chỉ được trang trí nhiều màu. Những dây chỉ được các nhà sư gửi gắm những lời chúc phúc vào đó một cách cẩn trọng, tôn nghiêm khi khấn nguyện trình trước thần linh, đức phật. Tuỳ theo sở thích của gia chủ mà chọn lựa, thỉnh những dây chỉ màu sắc nào về gia đình mình.

Khi buộc chỉ cổ tay cần lưu ý những gì?

Anh Somvichith Xaymonty, chuyên viên Hội đồng nhân dân tỉnh Champasak bộc bạch: Khi có ý tưởng muốn được buộc chỉ cổ tay cho mình hoặc cho người khác, trước hết phải ăn mặc kín đáo, lịch sự, trang trọng.
Buộc chỉ cổ tay chúc sức khoẻ
Buộc chỉ cổ tay chúc sức khoẻ
Khi thực hiện nghi thức buộc chỉ cổ tay, cả người buộc lẫn người được buộc phải nghiêm trang, thành khẩn và nói những lời chuẩn mực tự đáy lòng. Mỗi ý trong lời nói ra phải vui vẻ, tốt đẹp và được thắt một gúc thật chặt sau khi nói xong. Mỗi dây chỉ buộc vào cổ tay phải đủ 3 gúc. Số lượng dây chỉ buộc cổ tay không quy định giới hạn. Vì đây là loại chỉ ít thấm nước và rất mau khô nên không khó chịu.

Tuy nhiên khi buộc xong nếu không quen, cảm thấy vướng víu thì sau 3 ngày có thể tháo ra. Nên tháo ra từng nuột, không nên cắt. Sau khi tháo ra hãy để những sợi chỉ ấy vào những nơi có thể cất giữ được lâu (hơn 1 tháng là có thể bỏ luôn được) để những điều tốt lành luôn theo bên mình. Chẳng hạn: để vào ví tiền, vào túi xách, tủ, hay cột vào xe cá nhân,… anh Somvichith thổ lộ.

Lễ buộc chỉ cổ tay ngày nay là tục lệ phổ biến gần gũi, thân thiện không thể thiếu trên đất nước Lào. Nét đẹp văn hóa truyền thống này đã thật sự mang đến những tình cảm nồng ấm, niềm tin và nguồn động viên rất lớn về mặt tinh thần đối với người Lào trong cuộc sống, lao động sản xuất.

(Nguồn: Theo NSƯT Tô Ngọc Sơn)

TAGS

Tết Đoan Ngọ trong nghi lễ dân gian của người Việt

Lê Phú |

Tết Đoan Ngọ (5/5 âm lịch) hay còn gọi là ngày diệt sâu bọ từ lâu đã trở thành ngày Tết truyền thống của người Việt. Vào ngày này, người dân thường chuẩn bị một mâm lễ dâng lên tổ tiên, thần linh với mong muốn đón nhận may mắn, cầu mong cho mùa màng bội thu.

Mang Tết thiếu nhi đến với trẻ em nghèo biên giới

PV |

Nhân ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6 và Tháng hành động vì trẻ em năm 2022, ngày 1/6/022, Đồn Biên phòng Ba Nang phối hợp với UBND xã Tà Long, đoàn thiện nguyện Hạnh Nguyện (Cam Lộ) tổ chức chương trình thiện nguyện chắp cánh ước mơ, mang tết thiếu nhi đến với trẻ em có hoàn cảnh khó khăn ở xã biên giới Tà Long, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị.

Rực rỡ hoa Dok khun – sắc màu Tết cổ truyền của đất nước Triệu Voi

PV |

Trong những ngày tháng 4, trên khắp các tuyến phố ở thủ đô Vientiane, Lào đều rực rỡ sắc vàng óng ả của hoa Đọc-khun (Dok khun), đặc biệt là vào những ngày Tết cổ truyền (Bounpeemai) của đất nước Triệu Voi.

Chúc Tết cổ truyền Bunpimay lực lượng vũ trang Lào

Đình Tiến - Mạnh Hùng |

Nhân dịp Tết cổ truyền Bunpimay của nhân dân các bộ tộc Lào, trong 2 ngày 7-8/4, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Quảng Trị tổ chức hai đoàn công tác do Đại tá Đinh Xuân Hùng, Chính ủy BĐBP Quảng Trị và Đại tá Trần Xuân Lạn, Phó Chỉ huy trưởng, BĐBP Quảng Trị làm trưởng đoàn, tặng quà, chúc Tết, trao đổi tình hình với Bộ Chỉ huy Quân sự và Công an hai tỉnh  Salavan và Savanakhet, Lào.