Triển khai các hoạt động hưởng ứng Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn năm 2022

Lâm Khanh |

Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn được Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc phát động trên phạm vi toàn cầu từ năm 1993 (tổ chức định kỳ vào tuần thứ 3 tháng 9 hằng năm). Quy mô chiến dịch đã phát triển thành sự kiện môi trường quốc tế thường niên quan trọng, thu hút sự tham gia của hàng trăm quốc gia, hàng triệu lượt người trên toàn cầu thông qua các hoạt động trọng tâm về bảo vệ môi trường, phát triển bền vững.

Việt Nam tham gia hưởng ứng Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn từ năm 1994 bằng nhiều họat động cụ thể, thiết thực. Chủ đề của chiến dịch năm 2022 được tiếp nối chủ đề đã được phát động tại Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn năm 2021 (Cùng hành động để thay đổi thế giới) và tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ môi trường, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững.

Banner truyền thông về Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn năm 2022: Cùng hành động để thay đổi thế giới - Ảnh: T.L
Banner truyền thông về Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn năm 2022: Cùng hành động để thay đổi thế giới - Ảnh: T.L

Thực hiện Công văn số 5352/BTNMTTTTNMT ngày 12/9/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc tổ chức các hoạt động hưởng ứng Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn năm 2022, để tổ chức các họat động hưởng ứng chiến dịch được hiệu quả, UBND tỉnh có văn bản yêu cầu các sở, ban, ngành, các tổ chức, đoàn thể cấp tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố; các đơn vị lực lượng vũ trang; các cơ quan truyền thông; các đơn vị sản xuất, kinh doanh trên địa bàn toàn tỉnh tổ chức các hoạt động hưởng ứng.

Theo đó, các cơ quan, đơn vị, địa phương tổ chức các hoạt động như phát động các phong trào cộng đồng ra quân làm vệ sinh môi trường; trồng cây, cải thiện, phục hồi môi trường tại các đô thị, khu dân cư và vùng lân cận, nhất là trên các hồ, sông, kênh, rạch...

Quan tâm giải quyết những vấn đề môi trường tại địa phương, đơn vị như thu gom, phân loại, vận chuyển, xử lý các loại chất thải phát sinh theo đúng quy định, các vấn đề ô nhiễm môi trường gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và sinh kế người dân.

Tuyên truyền và tổ chức thực hiện các quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và các văn bản quy định chi tiết hướng dẫn thi hành luật, tập trung vào các quy định mới. Lồng ghép nội dung về kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, phát triển bền vững trong việc xây dựng, thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, cơ quan. Kiểm soát, giám sát chặt chẽ khu vực tập trung nhiều nguồn thải tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề lưu vực sông, điểm nóng về ô nhiễm môi trường...; kiểm soát ô nhiễm, cải thiện chất lượng môi trường không khí.

Bên cạnh đó, khởi công, xây dựng và bàn giao các dự án, công trình về bảo vệ môi trường, thích ứng biến đổi khí hậu phục vụ tốt hơn các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội và đời sống dân sinh. Tăng cường nâng cao nhận thức về thực hiện trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, nhập khẩu (gọi tắt là EPR) theo hướng sản xuất các sản phẩm tiết kiệm nguyên liệu, giảm sử dụng các loại nguyên liệu độc hại, khó tái chế, tối ưu hóa thiết kế thuận tiện cho việc thu gom, phân loại và tái chế (thiết kế vì môi trường).

Bên cạnh đó, nâng cao ý thức, trách nhiệm đối với các siêu thị, chuỗi cung ứng thực phẩm, hàng hóa, các chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và người dân,...trong các hoạt động mua sắm, tiêu dùng để giảm thiểu, hạn chế tối đa sử dụng túi nilon khó phân hủy và các sản phẩm nhựa dùng một lần (như ống hút nhựa, hộp xốp, cốc nhựa...); tăng cường thay thế, sử dụng bằng các sản phẩm thân thiện với môi trường; thu hồi các sản phẩm thải bỏ, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải, góp phần tạo nền tảng quan trọng cho xây dựng nền kinh tế tuần hoàn. Phát hiện, nhân rộng các gương điển hình, mô hình, sáng kiến, giải pháp, cách làm hay về bảo vệ môi trường.

Bên cạnh đó, UBND tỉnh giao Sở Tài nguyên và Môi trường là đầu mối hướng dẫn các địa phương, đơn vị về nội dung, hình thức hưởng ứng Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn năm 2022 trên địa bàn tỉnh. Tham mưu UBND tỉnh tổ chức hội thảo cấp tỉnh về quản lý chất thải rắn và phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn phù hợp với tỉnh Quảng Trị.

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện “Xây dựng mô hình thí điểm phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn địa bàn thành phố Đông Hà” và tuyên truyền nhân rộng mô hình tại các địa phương khác trên địa bàn tỉnh. Tiến hành tổng hợp, báo cáo, đánh giá lại các hoạt động của các cơ quan, địa phương, đơn vị hưởng ứng Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn năm 2022.

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

Từ nay đến cuối năm còn 8-10 cơn bão trên Biển Đông

Thanh Mai |

Những tháng cuối năm 2022, thiên tai còn diễn biến phức tạp, khó lường với 8 - 10 cơn bão và áp thấp nhiệt đới.

Chăm lo tết Trung thu cho trẻ em vùng biển Hải Lăng

Phan Vĩnh |

Ngày 9/9/2022, Đồn Biên phòng Hải An phối hợp với Hội Từ thiện Thiện Duyên, Hội Phụ nữ BĐBP tỉnh Quảng Trị tổ chức chương trình “Vui Tết Trung thu – Cùng trẻ em thần tiên”.

Vĩnh Linh: Hủy kết quả trúng đấu giá 12 lô đất ven biển

Trường Nguyên |

Ngày 8/9, thông tin từ UBND huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) cho biết, địa phương đã ra quyết định hủy kết quả trúng đấu giá quyền sử dụng đất đối với 12 lô đất tại khu dân cư Mũi Lò Vôi, xã Kim Thạch. Nguyên nhân vì người trúng đấu giá từ chối và không thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định.

Bộ GTVT làm việc với UBND tỉnh về các dự án liên quan đến cảng biển

Đức Việt |

Ngày 7/9, đoàn công tác Bộ Giao thông vận tải (GTVT) do Thứ trưởng Nguyễn Xuân Sang làm trưởng đoàn làm việc với UBND tỉnh Quảng Trị về triển khai thực hiện các dự án liên quan đến cảng biển trên địa bàn tỉnh. Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Hưng; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Tiến làm việc với đoàn.