Truyền thông Thái Lan: Việt Nam là điểm sáng của kinh tế thế giới

PV |

Việt Nam được đánh giá là một thị trường mới nổi, nằm trong số các nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới, đang thu hút các khoản đầu tư đáng kể từ nước ngoài.


Trong bối cảnh toàn cầu lo ngại về lạm phát và lãi suất tăng, Việt Nam đã nổi lên như một điểm sáng kinh tế hiếm hoi với tốc độ tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) ổn định và là "miền đất hứa" cho các nhà đầu tư.

Đây là nội dung được đưa trong bài viết có tựa đề "Đỉnh cao so với phần còn lại" (Towering above the rest) đăng tải trên mạng bangkokpost.com ngày 19/9.

Bài viết, do 2 tác giả Nuntawun Polkuamdee và Nareerat Wiriyapong thực hiện, nhận định rằng Việt Nam được đánh giá là một thị trường mới nổi, nằm trong số các nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới, đang thu hút các khoản đầu tư đáng kể từ nước ngoài.

Niềm vui của người dân xã Tỏa Tình, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên khi vụ càphê được mùa, được giá. (Ảnh: Xuân Tư/TTXVN)
Niềm vui của người dân xã Tỏa Tình, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên khi vụ càphê được mùa, được giá. (Ảnh: Xuân Tư/TTXVN)

Theo bài viết, thị trường chứng khoán Việt Nam thường mang lại tỷ lệ hoàn vốn cao, trong khi Việt Nam không phải đối mặt với tình trạng phổ biến hiện nay tại các nước phát triển là lạm phát và lãi suất tăng cao -những yếu tố tiềm ẩn nguy cơ dẫn tới một cuộc suy thoái kinh tế mới.

Trong tháng 8, khi thị trường chứng khoán ở các nước phát triển giảm điểm, thị trường chứng khoán Việt Nam đã tăng hơn 4% nhờ dòng vốn tiếp tục chảy vào và các biện pháp kích thích kinh tế do chính phủ đưa ra. Chính sách tiền tệ của Việt Nam được đánh giá tương đối hợp lý, đặc biệt là khi so sánh với các nước phát triển.

Hai tác giả đã viện dẫn dữ liệu của công ty đầu tư One Asset Management (ONEAM) cho biết, có 4 yếu tố chính góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ và thu hút các nhà đầu tư đến Việt Nam, giúp Việt Nam trở thành một trong số ít quốc gia mang lại lợi nhuận cao cho các nhà đầu tư.

Thứ nhất, nền kinh tế Việt Nam tiếp tục phát triển mạnh mẽ bất chấp đại dịch. Gần đây nhất, GDP quý 2 vừa qua đã tăng 7,72% so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn so với mức 5% của quý trước. Sự phục hồi trong tiêu dùng và khu vực dịch vụ sau khi Việt Nam mở cửa trở lại đã góp phần vào sự tăng trưởng đó. Các nhà phân tích của ONEAM tin tưởng rằng tăng trưởng GDP của Việt nam trong năm 2022 có thể đạt từ 6,1-6,5%.

Thứ hai, dữ liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam chỉ ra rằng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Việt Nam tăng đã góp phần thúc đẩy dự trữ ngoại hối.

Thứ ba, các chính sách cải cách đất đai, chẳng hạn như thẩm định giá đất theo giá thị trường và giới hạn diện tích nông-công nghiệp không quá 20 ha cho mỗi nhà máy, đã phát huy hiệu quả. Các chính sách này được coi là sự đảm bảo rằng đất đai mang lại lợi ích cho đại đa số dân cư mà không phải là của những người giàu có.

Cuối cùng, sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam đã sửa đổi các quy định giao dịch chứng khoán bằng cách giảm thời gian thanh toán từ 2 ngày xuống còn 1,5 ngày, qua đó sẽ tạo điều kiện cho việc tung ra các sản phẩm chất lượng hơn trong tương lai.

Tuy nhiên, bài viết cũng chỉ rõ bên cạnh sự lạc quan, Ngân hàng Thế giới mới đây đã đề cập đến những rủi ro lớn đe dọa triển vọng phục hồi của Việt Nam, bao gồm tăng trưởng chậm lại, lạm phát tăng, đình trệ ở các thị trường xuất khẩu chính, gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu và sự xuất hiện của các biến thể mới của virus SAR-CoV-2. Ngoài ra, tình trạng thiếu lao động, nguy cơ lạm phát cao hơn và rủi ro khu vực tài chính gia tăng cũng là những thách thức hiện hữu.

Trong bản báo cáo về kinh tế Việt Nam cập nhật ngày 8/8, Ngân hàng Thế giới chỉ ra rằng: "Trước mắt, về tài khóa, cần tập trung vào việc thực hiện chính sách phục hồi và phát triển cũng như mở rộng mạng lưới an sinh xã hội với mục tiêu giúp đỡ người nghèo và nhóm đối tượng dễ bị tổn thương khác trước tác động của cú sốc giá nhiên liệu và lạm phát gia tăng."

Trong lĩnh vực tài chính, Việt Nam cần tiếp tục giám sát chặt chẽ và tăng cường báo cáo cũng như trích lập dự phòng nợ xấu.

Báo cáo lưu ý thêm rằng trong trường hợp lạm phát cơ bản tăng nhanh và chỉ số giá tiêu dùng vượt mục tiêu 4% do chính phủ đặt ra, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nên sẵn sàng siết chặt tiền tệ để dập tắt áp lực lạm phát thông qua việc tăng lãi suất và thắt chặt thanh khoản.

(Nguồn: Vietnam+)

Người dân phố cà phê đường tàu viết đơn xin "kêu cứu'

Thanh Mai |

Nhóm dân cư mong muốn cơ quan chức năng xem xét không xóa bỏ một điểm du lịch.

Phố cà phê đường tàu vắng lặng sau lệnh cấm dừng hoạt động

Hoàng Toàn |

Ngày 15/9, lực lượng chức năng quận Hoàn Kiếm đã rào chắn tại các lối vào cà phê đường tàu, nhằm ngăn chặn du khách, người dân không vào chụp ảnh.

Đồng hành với người dân vùng khó xây dựng thương hiệu cà phê chất lượng cao

Minh Long |

Xuất phát từ tâm nguyện gắn kết mục tiêu phát triển của doanh nghiệp với sự phát triển kinh tế- xã hội (KT-XH) của vùng đồng bào dân tộc thiểu số, những năm qua, Công ty TNHH Pun Coffee ở xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa đã tích cực hỗ trợ đồng bào dân tộc Vân Kiều nơi đây tham (Quảng Trị) gia sản xuất cà phê chất lượng cao, giúp người dân đem lại nguồn thu nhập ổn định. 

Cà phê đặc sản Khe Sanh - Hiện thực và triển vọng

Lê An |

Cà phê đặc sản là sản phẩm cà phê phải đạt được ít nhất 80/100 điểm theo đánh giá của Hiệp hội Cà phê đặc sản Thế giới (SCA) xét trên 10 tiêu chí về chất lượng và hương vị. Hiện thị phần cà phê đặc sản chỉ chiếm khoảng 2% tổng sản lượng cà phê thế giới, nhưng lại có giá trị cao gấp nhiều lần so với sản phẩm cà phê thông thường. Do vậy, phát triển cà phê đặc sản được xem là hướng đi triển vọng, mở ra cơ hội nâng cao hình ảnh cà phê Khe Sanh, đồng thời cải thiện thu nhập cho nông dân.