Việt Nam ghi dấu ấn trên thị trường toàn cầu

PV |

Các nhà sản xuất điện tử đang di chuyển đến Việt Nam, một phần để đối phó với sự gián đoạn trong sản xuất do phong tỏa ở Trung Quốc, trong khi ngành công nghiệp dệt may của Việt Nam cũng đang bùng nổ.

Theo bình luận của Alex Rankine trên Moneyweek.com ngày 30/6, “Sản xuất tại Việt Nam” (Made in Vietnam) đang ghi dấu ấn trên thị trường toàn cầu và các nhà sản xuất từ khắp nơi trên thế giới đang xem Việt Nam như một phần của chiến lược tái sản xuất nhằm đa dạng hóa cũng giảm thiểu rủi ro chuỗi cung ứng một cách hiệu quả.

Apple gần đây đã chuyển một số hoạt động sản xuất iPad sang Việt Nam, cùng các công ty như Samsung và Intel vốn đã có sự hiện diện đáng kể, một phần để đối phó với sự chậm trễ trong sản xuất do tình hình phong tỏa phòng chống dịch COVID-19 ở Trung Quốc.

Việt Nam đang nổi lên là điểm đến hấp dẫn của nhiều công ty nước ngoài. Ảnh: Vinare.com.vn
Việt Nam đang nổi lên là điểm đến hấp dẫn của nhiều công ty nước ngoài. Ảnh: Vinare.com.vn

Nhà báo Tomoya Onishi của tờ Nikkei Asia (Nhật) cho biết ngành dệt may của Việt Nam cũng đang bùng nổ. Xuất khẩu ước tính đạt mức cao nhất mọi thời đại 22 tỷ USD trong nửa đầu năm 2022, tăng 23% so với năm ngoái. Nhiều thỏa thuận thương mại tự do và sự bùng nổ nhu cầu sau đại dịch ở phương Tây đã biến Việt Nam trở thành nước xuất khẩu quần áo lớn thứ hai thế giới.

Về phần mình, nhà báo Rodion Ebbighausen của tờ báo Deutsche Welle (Đức), nói rằng mọi thứ đã thay đổi rất nhiều so với mùa Hè năm ngoái. Vào thời điểm đó, các ca nhiễm COVID-19 tăng vọt khiến các tập đoàn như Samsung, Apple, Nike và Zara buộc phải tạm ngừng sản xuất trong nhiều tuần. GDP của Việt Nam đã giảm 6% so với cùng kỳ năm trước trong quý III. Nhưng kể từ đó, Việt Nam đã áp dụng "một cách tiếp cận thực tế", được hỗ trợ bởi chiến lược đúng đắn tăng cường tiêm chủng vaccine COVID-19.

Ông Daniel Müller thuộc Hiệp hội Doanh nghiệp châu Á - Thái Bình Dương của Đức lưu ý rằng điều đó đã tạo điều kiện để mở cửa trở lại nền kinh tế, trái ngược rõ rệt với tình hình ở Trung Quốc. Ngay cả các tập đoàn điện tử của Trung Quốc cũng “đang chuyển cơ sở sang Việt Nam”.

Tuy nhiên, Việt Nam phải đối mặt với nhiều thách thức kinh tế của riêng mình. Việc hội nhập sâu rộng với các chuỗi cung ứng toàn cầu khiến Việt Nam cũng dễ bị tổn thương trước những gián đoạn đang diễn ra từ Thượng Hải (Trung Quốc).

(Nguồn: Ngày Nay)

5 tồn tại khiến thị trường bất động sản… bất ổn

Tổng Hợp |

 

Đây là chia sẻ của ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) trước thềm Diễn đàn Kinh tế Việt Nam lần thứ 4, diễn ra hôm nay 5/6, tại TP.HCM. Ông chỉ ra 5 tồn tại khiến thị trường bất động sản… bất ổn.

Thị trường bất động sản Đà Nẵng sở hữu nhiều tiềm năng

Thu Hằng |

Savills Việt Nam nhận định Đà Nẵng được đánh giá thuộc nhóm 20 thị trường bất động sản hàng hiệu hàng đầu thế giới và trở thành một kênh đầu tư hấp dẫn.

Đà Nẵng tăng cường phát triển thị trường khách du lịch MICE

Trần Lê Lâm |

Chính sách thu hút khách du lịch MICE đã được Đà Nẵng triển khai thí điểm hơn 1 năm và nhận được sự hưởng ứng tích cực của tổ chức, cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Cải thiện chỉ số Gia nhập thị trường, tạo điều kiện đầu tư thông thoáng cho doanh nghiệp

Lê Thương |

Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo niềm tin đối với doanh nghiệp, nhà đầu tư nhằm thu hút nguồn vốn ngoài ngân sách là một trong những yếu tố quyết định để thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Trị lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020-2025 đã đề ra.