Việt Nam tập trung chuyển đổi năng lượng

PV |

Ngày 6/11,Đoàn đại biểu Việt Nam tham dự COP27 do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà dẫn đầu đã có cuộc làm việc với ông Alok Sharma, Chủ tịch COP26 - đại diện cho Vương quốc Anh, Liên Minh châu Âu (EU) và Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) về việc hỗ trợ Việt Nam trong quá trình chuyển đổi năng lượng.

Tại cuộc làm việc, Bộ trưởng Trần Hồng Hà khẳng định chuyển đổi năng lượng là yếu tố then chốt để Việt Nam thực hiện mục tiêu đưa mức phát thải ròng về "0" vào năm 2050 mà Việt Nam đã cam kết tại COP26. Tuy nhiên, trong quá trình chuyển đổi, Việt Nam còn nhiều khó khăn, đặc biệt hiện ở Việt Nam còn có các nhà máy điện vận hành bằng than đá đã được xây dựng từ rất lâu, do đó chuyển đổi năng lượng đòi hỏi nguồn lực rất lớn để hỗ trợ cho các nhà máy này.

Năng lượng tái tạo là nguồn năng lượng sạch hết sức quan trọng, song việc đảm bảo ổn định hệ thống lưới điện đòi hỏi phải có công nghệ tiên tiến. Trong quá trình phát triển kinh tế, nhu cầu năng lượng của Việt Nam đã tăng nhanh chóng. Do vậy, bài toàn khó là cần phải tìm nguồn điện để thay thế nếu không phát triển điện than.

 

Bộ trưởng nhấn mạnh phát triển năng lượng tái tạo phải đi đôi với đảm bảo an ninh năng lượng, đồng thời đề nghị Vương quốc Anh, EU và G7 hỗ trợ chuyển giao cho Việt Nam các công nghệ tiên tiến như công nghệ điện gió, điện mặt trời, lưu trữ điện năng để giúp Việt Nam thực hiện thành công quá trình chuyển đổi năng lượng, đảm bảo giá thành hợp lý cho tất cả mọi người có thể tiếp cận được.

Ông Alok Sharma hoan nghênh cam kết chuyển đổi năng lượng mạnh mẽ của Việt Nam nhằm giảm phát thải khí nhà kính, đồng thời nhất trí tiếp tục quá trình đàm phán để đi đến thống nhất để đảm bảo lợi ích hài hòa của cả hai bên. Bộ trưởng Trần Hồng Hà và ông Alok Sharma đã trao đổi những vướng mắc nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau, nhất trí rằng hai bên cần có các cam kết chính trị về vấn đề chuyển đổi năng lượng.

Đoàn đại biểu Việt Nam tham gia Hội nghị COP27 với mong muốn tiếp tục chung tay cùng cộng đồng quốc tế xây dựng các cơ chế, chính sách, cơ sở pháp lý để thực hiện mục tiêu chung chống biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó, đây cũng là cơ hội để huy động sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế nhằm giúp Việt Nam thực hiện mục tiêu đưa mức phát thải ròng về "0" vào năm 2050 mà Việt Nam đã cam kết tại COP26. Thông điệp của Việt Nam tại COP27 do Ai Cập đăng cai tổ chức là "cam kết đi đôi với hành động" trong cuộc chiến chống biển đổi khí hậu.

(Nguồn: Ngày Nay)

TAGS

Hướng Hóa: Yêu cầu các công ty điện gió khẩn trương bồi thường thiệt hại cho người dân

Lê Trường |

UBND huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) vừa có thông báo ý kiến kết luận của Phó Chủ tịch UBND huyện Lê Quang Thuận tại buổi làm việc về tình hình khắc phục thiệt hại liên quan các công trình điện gió trên địa bàn.

Cần đảm bảo sinh kế bền vững cho người dân khu vực dự án điện gió

Lê Trường |

Sau khi các dự án điện gió ở huyện miền núi Hướng Hóa (Quảng Trị) triển khai xây dựng và đi vào vận hành, bên cạnh những tác động tích cực vẫn còn tồn tại một số ảnh hưởng nhất định.

Điện gió Phong Liệu xin đầu tư sân Golf gần 1.000 tỷ đồng tại Khe Sanh

Nguyễn Khiêm |

Tỉnh Quảng Trị vừa có văn bản giao Ban quản ký Khu Kinh tế tỉnh chủ trì, phối hợp với UBND huyện Hướng Hoá và các ban ngành liên quan nghiên cứu đề xuất khảo sát, lập dự án sân golf, nhà hàng và biệt thự nghỉ dưỡng, khu đô thị sinh thái tại thị trấn Khe Sanh của Công ty Cổ phần Điện gió Phong Liệu.

Quảng Trị đề nghị bổ sung thêm 3 nhà máy điện gió vào quy hoạch

Vĩnh Long |

UBND tỉnh Quảng Trị đã có văn bản đề nghị Thủ tướng Chỉnh phủ và Bộ Công Thương xem xét bổ sung các dự án Nhà máy điện gió Cam Lộ - 1.000MW, Nhà máy điện gió Gio Linh - 500MW và Nhà máy điện gió ngoài khơi Cồn Cỏ - 1.000MW vào Quy hoạch phát triển điện lực (Quy hoạch điện VIII).