Trên dòng sông Chúa Tiên dựng nghiệp

Nguyên Thảo |

Năm 1558, khi vào trấn thủ vùng đất Thuận Hóa, Chúa Tiên Nguyễn Hoàng đã cùng đoàn quân đi theo đường biển đến Cửa Việt, sau đó ngược dòng sông Thạch Hãn và dừng lại ở cuộc đất thuộc hai làng Trà Liên và Ái Tử.

Từ cuộc đất hạ trại bên sông Thạch Hãn này, Chúa Tiên xây dựng dinh trấn, thành lũy, cảng thị, tăng cường sức mạnh quân sự và kinh tế để phát triển vùng đất mới. Con cháu của Chúa Tiên về sau tiếp tục ý chí của ngài mở mang trấn giữ xứ Đàng Trong. Bởi vậy, đây là dòng sông đã dưỡng nuôi khát vọng dựng nghiệp, mở cõi của một vương triều.

 

 Trên đoạn sông chảy qua làng Trà Liên, ngày xưa Chúa Tiên đóng thuyền, luyện thủy quân, mở cảng thị Bến Ghềnh; ngày nay cứ ba năm một lần, làng Trà Liên tổ chức hội đua thuyền truyền thống. Ngày đua thuyền, cả mặt sông tràn tiếng trống, tiếng hò, tiếng nước, nhắc nhớ về những cuộc tập trận luyện thủy binh năm xưa.

 

 Ở Bến Ghềnh vẫn còn bãi đá cổ trồi lên mặt nước. Sông Thạch Hãn chảy về đến bến này uốn một vòng cung rộng mênh mông. Nước ở đây trong veo và mát lạnh, ra giữa dòng nước vẫn lặng lờ. Trẻ em làng Trà Liên chiều hè nào cũng lặn hụp ở bến này. Chúng chạy nhảy chơi đùa trên bãi đá, thả mình xuống sông rồi bơi ra giữa dòng. Nếu không tắm thì bọn trẻ kiếm cành tre câu cá, hoặc men theo những kẽ đá bắt ốc gạo.

 

 Cạnh Bến Ghềnh có một bãi đất địa thế đẹp. Mùa xuân người ta trồng lên đó một vườn hoa rực rỡ, du khách nườm nượp tìm về ngắm hoa, chụp ảnh.

 

 Mùa hè người ta dựng lên mấy căn chòi, đặt mấy bộ bàn ghế đơn sơ nằm sát mép sông. Ngồi chỗ ấy, vừa nhâm nhi chuyện trò, vừa có thể nhìn ra sông để ngắm Bến Ghềnh trong ánh chiều tà, gió từ ngoài sông lùa vào mát rượi.

 

 Dòng sông còn hào phóng ban cho nguồn cá tôm. Chiều xuống những chiếc thuyền nhỏ thả lừ, đặt vó. Sáng hôm sau nhấc lừ, cất vó lên cũng kiếm được vài ba ký cá lộn xộn và tôm... Cuộc sống sinh hoạt trên dòng sông này cứ bình yên và nhẹ nhàng.

 

(Nguồn: Tạp chí Cửa Việt)

Lửa Khe Sanh và màu xanh Hướng Hóa

Hà Linh Giang |

Từ thành phố Đông Hà (Quảng Trị), chúng tôi ngược đường số 9 lên Hướng Hóa trong cái nắng oi ả vào một ngày cuối tháng Tám. Đường số 9- con đường xuyên Á luôn tấp nập với những đoàn xe ngược xuôi. Sau gần hai tiếng đồng hồ, chúng tôi có mặt ở Khe Sanh-vùng đất giàu chất sử thi của một thời binh lửa, đây là một trong 3 cụm cứ điểm quân sự mạnh nhất của Mỹ ở tuyến phòng ngự phía Tây đường số 9.

Quân đoàn 1 với quê hương Quảng Trị

Kim Quy |

Quảng Trị là một trong những chiến trường ác liệt trong chiến tranh, nơi đọ sức quyết liệt của những cuộc đối đầu khốc liệt, nhưng sáng ngời chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Chiến thắng trên chiến trường Quảng Trị là chiến thắng của lòng quả cảm, sự đoàn kết máu thịt thắm đượm tình quân - dân, cùng với sự trợ giúp kịp thời và vô cùng to lớn, nghĩa tình sắt son của các quân, binh đoàn chủ lực để đi tới giành thắng lợi cuối cùng giải phóng quê hương.

Cam Lộ, miền đất mang dấu ấn lịch sử

Đào Tâm Thanh |

Bây giờ có dịp đi qua những làng quê yên bình bên dòng sông Hiếu trong xanh hay ngược lên vùng Cùa đất ba dan bừng lên trong nắng mai, ở đâu cũng bắt gặp những con đường hoa và những con người thiện lành, chất phác, hay làm lụng, vén khéo, nhiều người vẫn nhắc nhớ mảnh đất Cam Lộ (Quảng Trị) này từng bao phen là nơi đụng đầu của lịch sử và con người Cam Lộ cũng đã cùng cả dân tộc Việt Nam đi suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước với nhiều hy sinh, mất mát nhưng cũng rất đỗi tự hào...

Những hồi ức về mùa Thu lịch sử

Đan Tâm |

Mùa Thu này, đi qua những miền quê Quảng Trị từng vang danh trong sử sách, khởi đầu từ mùa Thu cách mạng năm 1945 ngót 78 năm trước, chúng tôi không khỏi bồi hồi trước một vụ lúa được mùa chưa từng thấy ngay dưới chân chiến khu Thủy Ba thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1946-1954), kéo dài đến cả một vùng đồng thẳng cánh cò bay Lâm- Sơn-Thủy nơi miền quê Vĩnh Linh.