Hồi ức về 1 tháng không thể nào quên nơi tâm dịch Đà Nẵng của điều dưỡng BV Bạch Mai

Diệu Thu |

Đến ngày 3/9, dịch ở Đà Nẵng cơ bản đã kiểm soát. Thành phố Đà Nẵng đang đề nghị nới giãn cách dần.

Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn - Trưởng Bộ phận Thường trực đặc biệt phòng chống dịch COVID-19 cho rằng, nhờ có sự đồng lòng, chung sức của nhân dân, sự vào cuộc của các cấp ủy, chính quyền và nhiều doanh nghiệp, mạnh thường quân nên ngành y tế đã kịp thời khống chế dịch COVID-19 tại miền Trung. Nhiều tấm lòng cao cả, nhiều sự hy sinh thầm lặng đã góp phần vào công cuộc phòng chống dịch.

Chị Hoàng Minh Hoàn, Điều dưỡng trưởng Khoa Hồi sức Tích cực, Bệnh viện Bạch Mai.
Chị Hoàng Minh Hoàn, Điều dưỡng trưởng Khoa Hồi sức Tích cực, Bệnh viện Bạch Mai.

Trong số này có điều dưỡng Hoàng Minh Hoàn, Điều dưỡng trưởng Khoa Hồi sức Tích cực, Bệnh viện Bạch Mai.

Chị Hoàn được tăng cường vào TP Đà Nẵng để chống dịch COVID-19 từ ngày 28/7. Ban đầu, nữ điều dưỡng chỉ xác định chi viện 1-2 ngày, nhưng sau đó do tình hình dịch có quá nhiều thứ cần phải làm để cứu chữa người bệnh nên quyết định ở lại chống dịch suốt 1 tháng.

Nữ điều dưỡng tâm sự: Công việc của chị tại các bệnh viện của TP Đà Nẵng không được lên lịch cố định, thậm chí nửa đêm chị vẫn bật dậy từ nơi lưu trú tức tốc có mặt tại bệnh viện để cứu chữa bệnh nhân.

Chị Hoàn kể: “Ngày 28/7 khi đang trực tại Bệnh viện Bạch Mai thì bất ngờ nhận lệnh của lãnh đạo chi viện cho Đà Nẵng. Lúc đầu tôi nghĩ chắc sẽ chỉ vào 1-2 ngày thì quay trở lại công việc thường nhật. Ngay ngày hôm sau đoàn công tác của Bệnh viện Bạch Mai đã có mặt tại 3 bệnh viện tại Quảng Nam, rồi đi giảng, truyền kinh nghiệm chống dịch cho các bệnh viện tại Đà Nẵng”.

Tuy nhiên, tình hình dịch những ngày cuối tháng 7, đầu tháng 8 tại tâm dịch Đà Nẵng càng trở nên căng thẳng, trong khi đó về chuyên môn hồi sức của điều dưỡng tại các bệnh viện thì chị Hoàn nhận thấy vẫn có quá nhiều thứ cần thiết phải sắp xếp, lo lắng, xắn tay vào nên chị quyết định ở lại cùng đội ngũ thầy thuốc tại các các bệnh viện tiếp tục chiến đấu.

“Tôi đề xuất với cấp trên xin ở lại tâm dịch để cùng chiến đấu bởi nhận thấy rằng mình cần phải ở lại. Khi đó, lãnh đạo nói rằng nếu tôi ở lại thì rất mừng và may mắn vì tôi nhận ra trách nhiệm của mình và thứ 2 là chắc chắn Đà Nẵng cần những người như mình khi một bệnh viện dã chiến như Hòa Vang không phải có tất cả mọi thứ”, điều dưỡng Hoàng Minh Hoàn nói.

Điều dưỡng Hoàng Minh Hoàn cũng như nhiều đồng nghiệp khác cũng rất căng thẳng, trăn trở khi trực tiếp điều trị bệnh nhân tại Bệnh viện dã chiến Hòa Vang – nơi có đông bệnh nhân mắc COVID-19 nhất cả nước.

Chị nói: “Mọi người cũng biết rằng, đợt 1 không có bệnh nhân tử vong, đợt dịch tại Đà Nẵng có một số bệnh nhân tử vong, nên sự đánh giá của dư luận khiến bản thân tôi cũng rất lo. Có lẽ người dân cũng chưa thực sự hiểu hết là mình làm gì hay ngành y làm gì được cho bệnh nhân. Nhưng thực ra, đoàn chuyên gia của Bạch Mai, Chợ Rẫy... chúng tôi đã cố gắng hết sức. Bộ Y tế đã chỉ đạo phải cố cứu bệnh nhân bằng mọi cách”.

Điều dưỡng Hoàng Minh Hoàn chia sẻ, khoảnh khắc khó quên nhất đối với chị đó là chứng kiến một nam bác sĩ dương tính với SARS-CoV-2.

Chị kể: “Nam bác sĩ ấy có kết quả dương tính với SARS-CoV-2 khiến tôi và nhiều người rất bất ngờ và sốc, bởi không hiểu anh ấy bị nhiễm ở đâu. Chúng tôi tự đặt câu hỏi, mình đã cố gắng làm hết sức cho người ta không bị lây nhiễm hay chưa. Nhưng mặt khác bản thân tôi rất tự tin khi anh ấy chính là người nhắc nhở tôi đeo khẩu trang sao cho đúng”.

“Tôi cầm chiếc bộ đàm ấy bởi tôi nghĩ vì anh em nói chuyện với nhau qua bộ đàm và nghĩ liệu virus lây qua đó hay không. Khi chăm sóc bệnh nhân mình dự phòng rất dễ, chỉ cần tuân thủ mặc đầy đủ đồ bảo hộ theo quy định”, chị Hoàn nhớ lại.

Sau khi phát hiện nam đồng nghiệp mắc COVID-19, đoàn các biện pháp tự cách ly, giảm thiểu tiếp xúc với người khác bằng cách mang cơm lên phòng nghỉ ăn thay vì ăn tập trung, không họp nhóm.

Chị nói: “Duy nhất tôi chưa có kết quả, các bạn đồng nghiệp cứ trêu là có khi dương tính rồi nên mới lâu như thế. Hôm đấy cũng phải đến 2h đêm vẫn không ngủ được vì cứ lo không biết mình có dương tính hay không. Đến chiều hôm sau, tôi xác định là thôi bây giờ dương hay âm thì cũng là mình rồi. Mà nếu dương thì CDC người ta sẽ đến mời đi ngay. Cho nên nếu chưa mời mình có nghĩa là âm tính. Chiều hôm đấy có kết quả âm tính thì thở phào nhẹ nhõm”.

Đến thời điểm này khi dịch đã tạm lắng, nữ điều dưỡng trưởng Khoa Hồi sức Tích cực, Bệnh viện Bạch Mai chia sẻ: “Tôi có đam mê nghề nghiệp rồi nên dù vất vả nhưng thấy bệnh nhân tốt lên, có thể vận động được hoặc người ta nhìn thấy mình hoặc là người ta cứ cười, thì mình thấy vui lắm”.

 (Nguồn: Dân Việt)

TAGS

Đồn Biên phòng Hướng Lập vận động học sinh vùng sâu đến trường

Phan Vĩnh |

Chuẩn bị cho năm học mới 2020-2021, cùng với thầy cô cắm bản, cán bộ chiến sỹ Đồn Biên phòng Hướng Lập (Hướng Hoá, Quảng Trị) đã đến từng bản làng xa xôi, hẻo lánh để tặng sách và vận động con em đến trường.

Nữ sinh người dân tộc Vân Kiều chinh phục điểm 10 môn giáo dục công dân

Trà Nguyễn - Lê Nhi |

Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020, bạn Hồ Thị Đen (cựu học sinh trường Phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh Quảng Trị) đạt được điểm khá cao. Trong đó, ấn tượng nhất là điểm 10 môn giáo dục công dân.

Lan tỏa hoạt động hiến máu cứu người

Thành Nam |

Bên cạnh vai trò chính là xung kích trên mọi mặt trận công tác Công an, lực lượng đoàn viên Công an tỉnh Quảng Trị còn tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội, thiện nguyện vì cuộc sống cộng đồng, thực hiện nhiều công trình, phần việc ý nghĩa. Nổi bật là hoạt động tình nguyện hiến máu cứu người của đoàn viên thanh niên Công an tỉnh trong những năm qua.

Giúp người dân vùng phong tỏa tạm thời vơi bớt nỗi lo

Quang Hiệp |

Sau khi ghi nhận 2 ca đầu tiên dương tính với COVID-19 ở Quảng Trị, thôn Đơn Duệ, xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Linh và Tổ 5A, Khu phố 1, phường Đông Lễ, thành phố Đông Hà là hai trong ba khu vực đầu tiên của tỉnh buộc phải phong tỏa tạm thời. Nỗi lo của người dân nơi đây phần nào vơi bớt khi nhận được sự quan tâm của các cấp, ngành, đơn vị liên quan.