Khi nhà báo ở giữa tâm dịch

Lê Đức Dục |

Đại dịch COVID-19 thực sự là một cuộc chiến. Nếu những y bác sĩ, các đơn vị bộ đội, biên phòng, công an đang căng mình trên tuyến đầu như những chiến sĩ giữa chiến trường thì các phóng viên trong giai đoạn vừa qua cũng không khác gì phóng viên chiến trường.

Để có những tấm ảnh, bài báo, thước phim ghi nhận kịp thời và sống động cuộc chiến ấy mang lại cho bạn đọc không thể không ghi nhận sự dấn thân của các phóng viên. Giờ đây với sự phát triển của công nghệ, của mạng xã hội, khi mà điện thoại smartphone có thể quay phim chụp hình chuyên nghiệp và với facebook, những hình ảnh ấy được tích hợp và đăng lên gần như ngay lập tức khi có sự cố xảy ra, tôi bỗng nhớ về câu chuyện của 18 năm trước.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Chủng vi rút gây ra đại dịch lần này được gọi là SARS - CoV 2, còn vào tháng 2/2003, không biết ai còn nhớ đến sự khốc liệt của dịch Sars hay không. Chỉ chưa đầy ba tuần thâm nhập vào Việt Nam, trận dịch quái ác ấy đã cướp đi sinh mạng 6 y, bác sĩ của Bệnh viện Việt Pháp (Hà Nội).

Giờ đây, nếu ai ghé đến Bệnh viện Việt Pháp (Hà Nội) sẽ thấy có ngôi miếu thờ 6 y, bác sĩ đã mất trong cuộc chiến chống dịch SARS ngày đó. Ngày 26/2/- 2003, ông Chung Cheng, người Hong Kong, nhập viện Việt Pháp, với các triệu chứng giống cúm nhưng diễn tiến rất lạ, sốt, ho nhiều và khó thở. Các bác sĩ, y tá vẫn thăm khám và điều trị cho bệnh nhân này như với bệnh cúm thông thường khác. Vài ngày sau, tình trạng bệnh nhân xấu đi rất nhanh, gia đình ông đã thuê chuyên cơ đưa về nước, để lại sau lưng Bệnh viện Việt Pháp hơn 5 y tá sốt với biểu hiện giống bệnh nhân đó. Và thật bất ngờ chỉ hai tuần sau, lần lượt 6 y, bác sĩ của bệnh viện này đều qua đời vì lây nhiễm từ bệnh nhân Chung Cheng. Trên tấm bia tưởng niệm ghi tên 6 người đã mất trong cuộc chiến chống dịch SARS - Hội chứng hô hấp cấp tính nặng, theo thứ tự thời gian họ ra đi năm 2003.

Nhắc lại chuyện dịch SARS từ 18 năm trước bởi thời điểm ấy, trước những cái chết liên tiếp của các y, bác sĩ Bệnh viện Việt Pháp, không phải phóng viên nào cũng đủ dũng cảm để đến hiện trường. Phóng viên ảnh Việt Dũng của Báo Tuổi Trẻ là một trong số phóng viên hiếm hoi dũng cảm đi chụp bệnh nhân SARS vào thời điểm năm 2003 đó. Và cái chết của những y, bác sĩ tại bệnh viện Việt Pháp do nhiễm SARS khiến sau khi thực hiện hình ảnh tại bệnh viện xong anh không thể có mặt tại văn phòng như các phóng viên khác. Tìm một nơi vắng vẻ, đảm bảo không ảnh hưởng đến ai mới có thể truyền hình ảnh về (phóng viên chúng tôi nói đùa là dịch SARS không lây qua đường Internet). Chưa hết, để về nhà cũng không thể bởi biết đâu chính anh lại mang theo nguồn nhiễm, cho dù để thực hiện được bộ ảnh này, phóng viên đã tuân thủ nghiêm túc nội quy phòng dịch, bảo hộ kỹ càng, thực hiện các biện pháp y tế trong tình huống nguy hiểm. Đó là những ngày cực kỳ khó khăn trong cuộc đời làm báo của anh, như sau này anh thú nhận.

Không thể không thừa nhận sự phát triển của công nghệ và mạng xã hội đã giúp cho tất cả thông tin, hình ảnh về đại dịch lần này được cập nhật kịp thời, lan tỏa nhiều hình ảnh mang thông điệp nhân văn và khơi gợi sự quan tâm của cộng đồng. Cùng với hình ảnh đội ngũ tuyến đầu chống dịch, phải ghi nhận sự đóng góp không nhỏ của đội ngũ phóng viên báo chí kể từ đầu mùa dịch (đầu năm 2020) tới nay. Không chỉ là người đưa tin, phản ánh tình hình… nhiều phóng viên hiện trường đã sử dụng mạng xã hội để kêu gọi sự quan tâm, ủng hộ của cộng đồng cho những người đang ở tuyến đầu chống dịch. Từ sự kêu gọi của các nhà báo, các thông tín viên, hàng vạn chuyến hàng cứu trợ, vật tư y tế, nhu yếu phẩm đã đến những vùng tâm dịch. Việc làm này vừa động viên đội ngũ những y, bác sĩ, các lực lượng vũ trang đang căng mình chống dịch, vừa góp phần chia sẻ khó khăn cho bà con trong khu cách ly hay các khu vực bị phong tỏa.

Cả nước vẫn đang trong những ngày căng mình cảnh giác, hạn chế tối đa sự lây lan của dịch bệnh. Năm nay, ngày vui của những người làm báo có thể không như những ngày “bình thường cũ”. Nhưng như người xưa đúc kết “Gia bần tri hiếu tử, quốc loạn thức trung thần (Nhà nghèo mới biết được đâu là đứa con hiếu thảo, nước có biến mới biết đâu là những bậc trung thần). Giữa gian nan thử thách vì dịch bệnh trong thời gian qua, chúng ta thêm một lần nữa thấy hiện ra rõ ràng nhất hình ảnh của những người làm báo - những “nhà báo-chiến sĩ” trên mặt trận chống lại đại dịch COVID-19 này cũng cam go không thua kém gì người lính trong trận chiến!

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

TAGS

Một nhà báo tại TP HCM bị nhắc nhở, đưa vào bệnh viện theo dõi vì vi phạm quy định phòng dịch

PV |

Phóng viên C.N.D đã được giữ lại bệnh viện để xác định các yếu tố dịch tễ, xét nghiệm và tiếp tục theo dõi theo quy định.

Nhà văn, nhà báo Phan Quang - cây đại thụ trong làng báo chí cách mạng Việt Nam

PGS,TS Nguyễn Hồng Vinh |

Tôi vui mừng khôn xiết khi nhận được cuốn sách khổ rộng, bìa sáng, nội dung vô cùng đa dạng, có sức hút lớn ngay từ khi lướt qua từng trang sách.

Một nhà báo bị khởi tố vì tội cướp tài sản sau phi vụ buôn bán khẩu trang

Võ Nam |

Công an quận Cầu Giấy (Hà Nội) đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với nhà báo Nguyễn Đ.T – Báo Tài Nguyên và Môi trường về hành vi Cướp tài sản.

Ông Trương Đức Minh Tứ tái cử chức Chủ tịch Hội nhà báo tỉnh Quảng Trị

Hưng Thơ |

Hội nhà báo tỉnh Quảng Trị đã tổ chức Đại hội lần thứ VII, nhiệm kỳ 2020-2025 vào ngày 26.9.