Nhà văn khuyết tật TrầnTrà My truyền cảm hứng về nghị lực sống tới giới trẻ Quảng Trị

Hoài Nhung |

Trong 2 ngày 19 và 20/3, nhà văn Trần Trà My đã có nhiều cuộc trò chuyện để truyền cảm hứng về nghị lực sống tới khoảng 500 học sinh tại Trường Liên cấp hội nhập quốc tế iSchool Quảng Trị, Trường Phổ thông Liên cấp Cao đẳng Sư phạm Quảng Trị (TP.Đông Hà) và Trung tâm Văn hóa - Giáo dục Thiện Nhân Văn (huyện Vĩnh Linh).

Tại các buổi trò chuyện, nhà văn Trần Trà My đã chia sẻ câu chuyện về cuộc đời mình; những khó khăn, thử thách trên hành trình thực hiện ước mơ trở thành nhà văn; tinh thần kiên cường, không chịu đầu hàng số phận, sự cầu tiến, ham học hỏi và nỗ lực không ngừng để đạt được kết quả như mong muốn.

Nhà văn Trần Trà My (ngồi giữa) tại Trường Liên cấp hội nhập quốc iSchool Quảng Trị - Ảnh: MĐ
Nhà văn Trần Trà My (ngồi giữa) tại Trường Liên cấp hội nhập quốc iSchool Quảng Trị - Ảnh: MĐ
Đồng thời cũng dành nhiều lời động viên, khuyến khích các bạn trẻ hôm nay khi có cơ hội tốt, thuận lợi thì hãy kiên trì thực hiện giấc mơ, hoài bão tuổi trẻ, không dừng bước khi gặp những trở ngại…
Nhà văn Trần Trà My truyền cảm hứng về nghị lực sống tới học sinh Trường Phổ thông Liên cấp Cao đẳng Sư phạm Quảng Trị - Ảnh: MĐ
Nhà văn Trần Trà My truyền cảm hứng về nghị lực sống tới học sinh Trường Phổ thông Liên cấp Cao đẳng Sư phạm Quảng Trị - Ảnh: MĐ
 
Nhà văn Trần Trà My chụp hình kỷ niệm với học sinh Trường Phổ thông Liên cấp Cao đẳng Sư phạm Quảng Trị - Ảnh: MĐ
Nhà văn Trần Trà My chụp hình kỷ niệm với học sinh Trường Phổ thông Liên cấp Cao đẳng Sư phạm Quảng Trị - Ảnh: MĐ
Hầu hết các buổi trò chuyện của nhà văn Trà My đều tạo nên những hiệu ứng tích cực về ý chí, nghị lực sống vươn lên, qua đó, lan tỏa trong mỗi học sinh nguồn cảm hứng phấn đấu, nhìn vào tấm gương nhà văn Trà My để có thêm niềm tin vươn tới những điều tốt đẹp nhất.

Nhà văn Trần Trà My sinh năm 1986, tại Khu phố 4, Phường 1, TP. Đông Hà. Khoảng 3 tháng tuổi, Trà My bị sốt nặng, dù được cứu sống nhưng cô lại phải mang nhiều khiếm khuyết trên cơ thể. Cuộc đời Trà My chuyển sang hướng khác khi chân bị teo ngắn lại không thể tự di chuyển, bàn tay co quắp khó cầm nắm, giọng nói không được tròn vành rõ tiếng, đôi tay cũng chỉ còn một ngón có thể cử động được.

Nhà văn Trần Trà My chia sẻ câu chuyện về cuộc đời mình - Ảnh: MĐ
Nhà văn Trần Trà My chia sẻ câu chuyện về cuộc đời mình - Ảnh: MĐ
Không đầu hàng số phận, Trà My cố gắng học tập đọc, tập viết từ sự hỗ trợ, giúp đỡ của người thân trong gia đình. Sự nỗ lực đó được đền đáp xứng đáng khi Trà My biết viết, biết đọc được tên mình, rồi biết sử dụng máy tính, làm thơ, viết văn…

Năm 2007, Trà My quyết định rời xa gia đình để vào TP. Hồ Chí Minh lập nghiệp. Trên đất khách quê người, cô gái khuyết tật đã vượt qua muôn vàn trở ngại để tồn tại và hiện thực hóa giấc mơ trở thành nhà văn. Đến hôm nay, Trà My đã xuất bản 4 cuốn sách: “Giấc mơ đôi chân thiên thần”, “Chúng ta chính là mùa xuân”, “Yêu trên từng ngón tay”, “Tin vào điều tử tế” phát hành rộng rãi trên toàn quốc, được người đọc yêu thích và đánh giá cao.

Dẫu sức khỏe không được tốt, đi lại, giao tiếp gặp khó khăn nhưng nhà văn Trà My vẫn thường xuyên tham gia nhiều chương trình giao lưu với học sinh, sinh viên từ Bắc đến Nam để truyền cảm hứng về khát vọng sống và nghị lực vươn lên để hiện thực hóa ước mơ, hoài bão tuổi trẻ.

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

TAGS

Ước mơ của người mẹ khuyết tật

Thảo Trang |

Mong muốn có được công việc ổn định để nuôi con, điều tưởng chừng giản đơn với nhiều người nhưng lại là khát khao của chị Hoàng Thị Tâm (sinh năm 1982). Chị là một người mẹ đơn thân khuyết tật đang sống tại thôn Ái Tử, xã Triệu Ái, huyện Triệu Phong (Quảng Trị).

Cô gái xương thủy tinh và nghị lực sống phi thường, mở lớp học miễn phí cho học trò nghèo

Thanh Mai |

Cô giáo Nguyễn Thị Ngọc Tâm ngồi xe lăn tận tình chỉ dạy cho học sinh đủ mọi lứa tuổi từ lớp 1 đến lớp 8.

Nghị lực của người phụ nữ khuyết tật

Trúc Phương |

Trở thành người khuyết tật, đi lại khó khăn sau một vụ tai nạn lao động, thế nhưng chị Hoàng Thị Hoa (sinh năm 1969), ở thôn Hải Chữ, xã Trung Hải, huyện Gio Linh (Quảng Trị) vẫn luôn nỗ lực vượt qua nghịch cảnh để vươn lên. 

Chăm lo cho người khuyết tật vươn lên trong cuộc sống

Thu Hạ |

Thời gian qua, các cấp, ngành, địa phương trong tỉnh luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện các chính sách trợ giúp xã hội, tạo điều kiện để người khuyết tật (NKT) thực hiện quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm cũng như được tham gia vào các hoạt động xã hội. Cùng với đó, các cấp ủy đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể và người dân trong tỉnh đã có nhiều hoạt động thiết thực chăm sóc sức khỏe, trợ giúp NKT, giúp họ từng bước hòa nhập cộng đồng.