Nhớ anh ba Lê Duẩn

Xuân Dũng |

Trong lịch sử Việt Nam hiện đại, nhà cách mạng Lê Duẩn là một trong những nhân vật có ảnh hưởng sâu rộng và cống hiến lớn lao chỉ đứng sau Chủ tịch Hồ Chí Minh. Điều này đã được nhiều nhà cách mạng, nhà nghiên cứu khẳng định và từ lâu đã tạo được sự đồng thuận cao của xã hội khi nhìn nhận về cố Tổng Bí thư Lê Duẩn.

Tổng Bí thư Lê Duẩn thăm công trình thủy nông Nam Thạch Hãn năm1983. Ảnh tư liệu
Tổng Bí thư Lê Duẩn thăm công trình thủy nông Nam Thạch Hãn năm1983. Ảnh tư liệu

Điều đầu tiên đáng nói là tinh thần tự hào dân tộc, kiên định với tư tưởng tiến công và không bao giờ lùi bước trước bất cứ kẻ xâm lược nào dù cho đối phương hùng mạnh và nham hiểm đến đâu. Thời chống Mỹ, tư tưởng này đã quán triệt trong “Thư vào Nam” tập hợp những ý kiến chỉ đạo chiến lược quan trọng đối với cách mạng miền Nam. Chẳng hạn khi có cán bộ, quần chúng tỏ ra e ngại trường kỳ kháng chiến, đồng chí đã uốn nắn tư tưởng kịp thời, với lập luận rằng: kẻ đi xâm lược còn tính đến chuyện lâu dài vậy thì tại sao người bị xâm lược lại sợ phải trường kỳ kháng chiến, như vậy là không nên, cần khắc phục tư tưởng này. Cũng như về sau, khi Trung Quốc xâm lược biên giới phía bắc nước ta, Tổng Bí thư Lê Duẩn cùng Bộ Chính Trị  đã kiên quyết lãnh đạo quân dân ta tiến hành đánh trả, đẩy lùi đối phương ra khỏi lãnh thổ Việt Nam. Ông cũng là người có lập trường rõ ràng về phương diện địa-chính trị của Việt Nam nên ngay trong tình hình dầu sôi lửa bỏng năm 1979, nhà cách mạng Lê Duẩn vẫn có những phát biểu điềm tĩnh và đúng mức: “Tôi chưa bao giờ cảm thấy căm thù Trung Quốc. Nhưng hiện tại họ đang đánh ta. Vì vậy chúng ta phải kiểm soát tình hình chặt chẽ, trong tư thế sẵn sàng chiến đấu, và không bao giờ nới lỏng sự cảnh giác. Về mối quan hệ với Trung Quốc, tôi tin rằng sẽ có ngày thay đổi. Nhưng chưa phải lúc này. Và chúng ta phải chuẩn bị sẵn sàng trên mọi phương diện”. 

 Là một nhà cách mạng với bản chất nhân văn, đồng chí Lê Duẩn luôn quan tâm đến nhân dân, đặc biệt là nông dân trong một đất nước sản xuất nông nghiệp là chủ yếu. Điều này thể hiện từ rất sớm. Cách đây 80 năm, vào năm 1939, đồng chí đã đóng góp vào nghị quyết lúc bấy giờ, thể hiện sự quan tâm và phương pháp cách mạng thích hợp khi chăm lo quyền lo quyền lợi của nông dân, đúng như đánh giá của trung ương: Xứ ủy Nam Bộ dưới sự lãnh đạo của Lê Duẩn thực hiện chính sách ruộng đất "người nông dân có ruộng cày" không phải thông qua cuộc phát động tước đoạt bằng bạo lực, tiến hành đấu tố, cưỡng bức địa chủ; mà bằng chủ trương và biện pháp đúng đắn, thích hợp với hoàn cảnh cụ thể của Nam Bộ lúc ấy".

 Về sau, đây vẫn là mối quan tâm thường trực khi đồng chí nhấn mạnh: ta là người Việt Nam nhưng chưa chắc đã hiểu đúng, hiểu hết về chính bản thân mình cũng như chưa hiểu hết con người nông dân. Mà làm cách mạng, trong đó có cách mạng tư tưởng và văn hóa thì vấn đề này lại có ý nghĩa rất quan trọng. Điều này, theo đồng chí Lê Duẩn cần phải được lưu tâm.

Tổng Bí thư Lê Duẩn thăm đập Trấm. Ảnh tư liệu
Tổng Bí thư Lê Duẩn thăm đập Trấm. Ảnh tư liệu

Đồng chí Lê Duẩn luôn thể hiện một tinh thần tự học nghiêm túc, một tư duy độc lập không lệ thuộc vào những lý luận có sẵn. Nhà báo lão thành Phan Quang cho biết, ông là nhà cách mạng giữ cương vị chủ chốt, hết sức bận rộn nhưng vẫn dành thời gian đọc Bách khoa toàn thư và Kinh Coran của Hồi giáo để phục vụ công tác. Đọc sách nhưng lại không phải nghe theo sách một cách máy móc, rập khuôn, trái lại luôn suy nghĩ, tranh luận để tìm ra chân lý, để những thắc mắc được sáng tỏ, đặc biệt là phải vận dụng một cách vào từng hoàn cảnh cụ thể. Nhà báo Phan Quang kể lại mẩu chuyện như sau: “Đến thăm trường Đảng, học viên là cán bộ trung, cao cấp đang nghiên cứu lịch sử Đảng, trao đổi với anh em ở hành lang, Lê Duẩn hỏi: “Các đồng chí học lịch sử Đảng, vậy theo các đồng chí bài học gì của Đảng là đáng ghi nhớ nhất?”. Mỗi người trả lời một cách, ai cũng đúng. Ông cười: “Theo tôi, bài học lớn nhất của Đảng ta là phải độc lập suy nghĩ, giải quyết các vấn đề của cách mạng Việt Nam trên cơ sở đánh giá đúng tình hình thực tế của Việt Nam.  

Nhà cách mạng Lê Duẩn luôn chú trọng đến đời sống kinh tế của nhân dân và đã nhiều lần bộc lộ ý kiến và thái độ muốn cải thiện mức sống của đồng bào. Tuy vậy theo đồng chí, sự nghiệp cách mạng phải thực sự  thực hiện nhiệm vụ song hành lo toan cả hai nhu cầu  vô cùng chính đáng của con người: vật chất và tình thần. Nhà thơ lớn Chế Lan Viên đã từng trân trọng nhớ đến nhà cách mạng Lê Duẩn trong một tâm cảm văn nghệ của mình và rất cần phải nhắc lại trong thời điểm hiện nay : “"Bánh mì và hoa hồng". Tôi nhớ một khẩu hiệu nổi tiếng. Tôi lại nhớ lời của đồng chí Lê Duẩn: “...Người ta cần xem hát, xem hoa. Và xem hát, xem hoa làm cho tình cảm con người trong sáng hơn. Có thể một ngày nào đó người Việt Nam ta không còn ghét nhau nữa được không?" Đồng chí tiếp thêm: "Chúng ta làm thế nào để ngày mai con người Việt Nam trở thành những con người mới có văn hóa, không chỉ là những người chiến đấu kiên cường nhất, mà còn là những người có văn hóa đẹp nhất. Hạnh phúc là gì? Hạnh phúc là thỏa mãn mọi nhu cầu tinh thần và vật chất. Đó là mục đích của chủ nghĩa cộng sản. "Những lời ấy làm tôi suy nghĩ ..."

Di sản của nhà cách mạng Lê Duẩn còn phải và cần phải tiếp tục tìm hiểu và nghiên cứu trên nhiều phương diện. Tuy nhiên kết thúc bài viết nhỏ này, chúng ta làm tốt phương châm xây dựng xã hội được thể hiện ngắn gọn, dễ hiểu và rất nhân văn của cố TBT Lê Duẩn cũng đã là hồng phúc cho cả dân tộc, đó là:  “Lao động, tình thương và lẽ phải”. Đó cũng là mong muốn và lẽ sống cao đẹp cần được nêu cao và hướng tới, để sớm trở thành hiện thực như ước vọng của anh Ba Lê Duẩn. Đó cũng là thước đo tin cậy và thực tế nhất đối với những người cộng sản hôm nay.

(Nguồn: QRTV)

TAGS

Họ đã yêu nước theo cách của mình

YMS |

Đất nước đang bước vào cuộc chiến. Một cuộc chiến thực sự, trên mọi mặt trận. Cả xã hội đang huy động mọi nguồn lực để “đương đầu” với dịch.

Cụ bà 100 tuổi dùng tiền tiết kiệm ủng hộ phòng chống COVID-19

Q.H |

Sáng 31.3, Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam xã Triệu Thành, huyện Triệu Phong (Quảng Trị) Hồ Lương Đạo cho biết, mặc dù tuổi cao, sức yếu, hoàn cảnh còn khó khăn nhưng cụ bà Lê Thị Sen (sinh năm 1920), trú tại thôn Bích La Đông, xã Triệu Thành vẫn quyết định để dành số tiền mình tiết kiệm được để đóng góp cho công tác phòng, chống COVID-19.

"Khẩu trang kính" của bác sỹ Trung tâm Y tế Hướng Hoá

Phan Khang |

Hàng loạt “khẩu trang kính” có xuất xứ từ Trung tâm Y tế huyện Hướng Hoá (Quảng Trị) đã “xuất xưởng” trang bị cho những người đi tuyến đầu trong việc hỗ trợ người cách ly cũng như khám chữa bệnh trên địa bàn.

Lão nông hiến đất mặt tiền ủng hộ phòng dịch COVID-19

Hưng Thơ |

Gia đình làm nông, đang nuôi 3 người con ăn học, nhưng ông Hà Khoa đã viết đơn xin hiến đất để bán, ủng hộ kinh phí cho việc phòng chống dịch COVID-19.