Ai về miền Thượng Phước

Nguyễn Việt |

Thượng Phước xã Triệu Thượng, huyện Triệu Phong (Quảng Trị) là một làng cổ được tạo dựng khá sớm trong giai đoạn Trịnh - Nguyễn phân tranh. 

Qua bao nhiêu biến cố thăng trầm của lịch sử, Thượng Phước hôm nay không còn nhiều những di tích văn hóa lịch sử cổ xưa bởi chiến tranh đã tàn phá ,nhưng cho thấy một sức sống mới vươn lên từ những năm tháng gian lao.

Lăng tiền khai khẩn làng Thượng Phước
Lăng tiền khai khẩn làng Thượng Phước

Nằm về phía tả ngạn dòng Thạch Hãn trôi xuôi về dưới chân Thành Cổ Quảng Trị, bên kia sông là vùng đất Như Lệ - Hải Lệ, bên này sông là miền quê Thượng Phước. Có ai biết rằng, nơi vùng đất yên bình ấy năm xưa là căn cứ địa cách mạng với bao khốc liệt của đạn bom và đau thương chiến tranh.

Nằm bên cạnh trục đường chính của làng Thượng Phước là lăng mộ của ngài Hồ Quý công - Tức Quận công Hùng Dũng, người có công khai khẩn ra làng Thượng Phước. Tương truyền ngài là vị tướng võ nghệ cao cường, một người thân tín của Chúa Tiên Nguyễn Hoàng. Khi Nguyễn Hoàng vào Nam, ngài đã cầm quân dẹp giặc và lập được nhiều công lớn. Do có nhiều chiến tích trong trận mạc nên ngài đã được Chúa ban tặng cho khai khẩn vùng đất bên sông Thạnh Hãn, tạo ra làng Thượng Phước quanh năm phù sa màu mỡ bãi bồi.

Ông Trần Đình Thế, một vị cao niên trong làng kể rằng: “Xưa kia đây là vùng rừng thiêng nước độc, thú dữ hoành hành, cọp beo hàng đàn kéo về quanh làng gầm thét thâu đêm. Hàng năm vào ngày mất của ngài Hồ Quý Công, làng tổ chức lễ hội đi săn để tưởng nhớ công ơn của ngài”. Qua tìm hiểu được biết đây là hội săn cổ truyền thống còn sót lại trên vùng đất Quảng Trị.

Để dựng xây nên một miền quê với bề dày truyền thống văn hóa và sum suê hoa lợi được như ngày hôm nay, các bậc tiền nhân của làng đã chịu nhiều nắng mưa trầm trãi. Ông Trần Đình Thế cho biết thêm: “Làng Thượng Phước khi sơ khởi có tên là Thượng Phúc và là một trong 22 xã, 8 phường, 5 giáp thuộc tổng An Đôn, huyện Đăng Xương. Sau này do kiêng húy chữ Phúc nên đổi ra Thượng Phước cho đến ngày nay”.

Trong những năm tháng kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, nhân dân Thượng Phước đã một lòng theo Đảng, theo Bác Hồ, trung trinh với cách mạng, kiên quyết bám trụ trên quê hương để đánh địch. Ông Nguyễn Hậu, một cựu chiến binh có những năm tháng chiến đấu trên vùng đất này nói: “Vùng đất Thượng Phước hôm nay như chúng ta thấy cây cái tốt tươi, sum suê quả ngọt. Tuy nhiên vào những năm tháng chống ngoại xâm, giặc đã điên cuồng rải bom để biến nơi đây thành vùng vành đai trắng. Nhiều chiến sỹ, người dân vô tội đã ngã xuống.Trong kháng chiến chống Mỹ, đây là nơi trú ngụ của nhiều đơn vị bộ đội tham gia các trận đánh vang dội tại Đông Hà và Thành Cổ Quảng Trị. Làng Thượng Phước là một trong những làng đầu tiên của tỉnh tiến hành thắng lợi đồng khởi đợt 1 vào cuối năm 1963”.

Thượng Phước có lợi thế về trồng các loại cây công nghiệp như trồng rừng tràm và bạch đàn. Bên cạnh đó, Thượng Phước có một diện tích lúa và ngô, lạc, đậu bên sông Thạch Hãn được phù sa tưới tắm tốt tươi. Trong công cuộc xây dựng nông thôn ngày càng đổi mới, cán bộ nhân dân Thượng Phước đã đồng lòng chung sức chỉnh trang lại nông thôn. Ông Bùi Hữu Thiên, Giám đốc HTX Thượng Phước cho biết tâm sự: “ Thực hiện chủ trương dồn điền đổi thửa huyện, thôn đã trển khai và bà con đã đồng lòng ủng hộ với diện tích 20 héc ta. Thượng Phước là thôn đầu tiên thực hiện tốt việc này của xã Triệu Thượng”.

Hiện nay, Thanh Trà của Thượng Phước đã có thương hiệu uy tín trên địa bàn của tỉnh với diện tích 7,5 héc ta, hiện bà con Thượng Phước tiếp tục phát triển diện tích trồng lên 12 héc ta vào cuối năm 2020. Bên cạnh đó thôn còn trồng dưa, cam để phát triển kinh tế, tăng thu nhập.

Thượng Phước đã thực hiện có hiệu quả trong việc xây dựng làng văn hóa và đời sống văn hóa nơi địa bàn dân cư. Làng văn hóa Thượng Phước là một trong số ít làng của tỉnh được công nhận đầu tiên vào năm 1998 và 2005.

Từ những chắt chiu như phù sa bồi bãi miệt mài theo năm tháng, người dân Thượng Phước bao đời nay cần mẫn, nhẫn nại trên mảnh đất thân thương của mình gieo cho đời sau những điều trân quý; để cho chúng ta luôn nhớ về một miền quê ấy.

(Nguồn: QRTV)

TAGS

"Một dấu khoanh tròn" trên Hành lang kinh tế Đông Tây

Phan Duy Tình |

Mỗi lần cùng đám bạn ngao du ở vùng Hướng Phùng, Hướng Việt (Hướng Hoá, Quảng Trị) tôi thường khẳng định với các bạn rằng, chắc chắn trong vài năm tới ngành "công nghiệp không khói" sẽ làm thay đổi diện mạo của Hướng Hóa (tỉnh Quảng Trị) với khoản thu ngân sách tăng đều mỗi năm. Và thị trấn Lao Bảo, Khe Sanh sẽ là "bãi đáp" cho du khách nghỉ ngơi, thưởng thức ẩm thực.

Vườn hoa của Xuân

Trần Tuyền |

Chỉ mới 14 tuổi nhưng Bùi Phan Trường Xuân (SN 2006) đã khiến người dân xã Gio Hải, huyện Gio Linh (Quảng Trị) trầm trồ ngợi khen, thán phục vì dám “mạnh tay” đầu tư trồng vườn hoa làm du lịch trên cát trắng bạc màu. Mặc dù mới đưa vào hoạt động nhưng vườn hoa của Xuân đã được nhiều người biết tới và đến tham quan, chụp ảnh…

Ngũ Hành Sơn và liên kết du lịch vùng theo dấu chân vua Minh Mạng (kỳ 1)

Tường Minh |

Ba địa phương Huế, Đà Nẵng và Quảng Nam có thể liên kết với nhau để cùng đầu tư và khai thác một tour du lịch độc đáo bằng đường thủy lần theo dấu chân vua Minh Mạng từ Huế vào Hội An, ra Ngũ Hành Sơn. Và câu chuyện liên kết, bắt đầu bằng huyền tích về một bà công chúa con gái vua Gia Long.

Cây cô đơn ở hồ Rào Quán đã được "cứu sống" sau khi bị "bức tử"

Lê Văn |

Thông tin từ Nhóm tình nguyện cứu Cây cô đơn, sau thời gian bị chặt phá bằng cách lột vỏ, đến nay Cây cô đơn (hồ Thuỷ điện  Rào Quán, Hướng Tân, Hướng Hoá, Quảng Trị) đã phát triển bình thường.