"Một dấu khoanh tròn" trên Hành lang kinh tế Đông Tây

Phan Duy Tình |

Mỗi lần cùng đám bạn ngao du ở vùng Hướng Phùng, Hướng Việt (Hướng Hoá, Quảng Trị) tôi thường khẳng định với các bạn rằng, chắc chắn trong vài năm tới ngành "công nghiệp không khói" sẽ làm thay đổi diện mạo của Hướng Hóa (tỉnh Quảng Trị) với khoản thu ngân sách tăng đều mỗi năm. Và thị trấn Lao Bảo, Khe Sanh sẽ là "bãi đáp" cho du khách nghỉ ngơi, thưởng thức ẩm thực.

Hiện nay chúng ta đang manh nha và định hình dần những điểm du lịch để thu hút du khách như: Đèo Sa Mù, thác Tà Puồng, thác Chênh Vênh, động Brai... và xa hơn là khám phá thử thách chinh phục đỉnh Voi Mẹp.

 
Cá lăng đuôi đỏ sông Mê Kông ở nhà hàng Quê Hương tại thị trấn Lao Bảo - đầu cầu EWEC. Ảnh: Phan Duy Tình.

Nếu xu hướng du lịch trải nghiệm và khám phá đã trở thành "mốt" thì Hướng Hóa sẽ là "mỏ vàng" trời phú cho các nhà đầu tư. Bởi nơi đây có nhiều cảnh đẹp, các bản làng dân tộc thiểu số còn nhiều bản sắc văn hoá phù hợp với các loại hình du lịch khám phá, du lịch cộng đồng...

 
 Thác Tà Puồng. Ảnh: Xanh Ewec

Tôi nhớ có lần cùng mấy người bạn đến thác Tà PuồngTuy cung đường xa, còn hoang sơ nhưng khi đến nơi thì đã thấy vài chục bạn trẻ đang tụ tập vui chơi đàn hát. Hỏi ra mới biết các bạn ở khá xa, từ Đông Hà, Cam Lộ... Nghe tin cảnh đẹp nên rủ nhau "cày" xe máy đến vui chơi. Trước vẻ đẹp hoang sơ và không kém phần kỳ vĩ của thác Tà Puồng, có bạn trẻ đã thốt lên rằng, nếu tôi là tỷ phú tôi sẽ biến nơi đây thành khu vui chơi nghỉ dưỡng nổi tiếng bậc nhất của cả nước!

 
 Đèo Sa Mù. Ảnh: Xanh Ewec

Vừa rồi, nhân dịp lễ 30.4, Câu lạc bộ mô tô 67 Quảng Tri tổ chức chuyến phượt. Lộ trình từ Đông Hà - Sa Mù (Hướng Phùng) đi qua những địa danh có trong bản đồ du lịch địa phương như cầu treo Đakrông, Khu du lịch sinh thái Klu (huyện Đakrông); sân bay Tà Cơn, cây Cô Đơn, hồ Rào Quán, đồi Cu Vơ rồi đến đèo Sa Mù và cuối cùng trở ra Lao Bảo. Sau chặng đường vất vả và thú vị, dừng chân ở Lao Bảo để thưởng thức ẩm thực. Nâng cóc và trải lòng, các phượt thủ cho rằng Hướng Hóa có quá nhiều cảnh đẹp để khai thác du lịch. Trong đó có những người con của Quảng Trị, đến nay qua nửa đời người mới cảm nhận được vẻ đẹp quyến rũ của núi rừng quê hương.

 
 Ngắm mây trên đỉnh Cu Vơ. Ảnh: Bon Nguyen.

Từ đèo Sa Mù đổ ra thị trấn Khe Sanh, với khí hậu trong lành mát mẻ, được ví như một Đà Lạt thu nhỏ, rất thuận lợi để phát triển các vườn hoa. Và với trào lưu “seo phi” của giới trẻ hiện nay, những con đường hoa, vườn hoa sẽ là "động lực" thôi thúc người người, nhà nhà xách balô lên để đi. Đường hoa giấy ở Lao Bảo, hoa dã quỳ ở Hướng Phùng, vườn hoa Miền Viên Thảo ở Khe Sanh hay vườn hoa hướng dương ở Tân Liên... đang là điểm hấp dẫn thu hút khách thập phương.

Cá
Món cá lăng nướng ở Nhà hàng Quê Hương tại đầu cầu EWEC. Ảnh: Phan Duy Tình.

Du lịch luôn song hành với ẩm thực. Sau một ngày rong ruổi ngắm cảnh, “seo phi” thì du khách cũng cần có một nơi để làm dịu đi cái dạ dày đang kêu réo, tất nhiên là phải ngon và đặc biệt.

 
 Thịt trâu lá trơng ở nhà hàng Thương Vườn. Ảnh: ITN

Địa bàn Lao Bảo, Khe Sanh có rất nhiều món ngon mang hơi hướng bản địa. Mỗi quán, mỗi nhà hàng đều tạo ra nét đặc trưng riêng của quán mình. Những cái tên thường được "xướng" lên du khách đặt chân tới nơi này như nhà hàng Hương Rừng, Hùng Mến, Thế Lực với món dê núi ngon không thể lẫn lộn với món dê dưới đồng bằng; thịt trâu lá trơng ở nhà hàng Thương Vườn trứ danh miền Trung... Cùng mong ước góp phần tạo ra một vùng ẩm thực có nét riêng, nhà hàng Quê Hương với những đặc sản từ sông nước Lào như cá lăng đuôi đỏ sông Mê Kông, cá lấu gai sông Sê Pôn... sẽ tăng phần hấp dẫn và bổ sung vào thực đơn mà du khách luôn muốn khám phá. Những món ngon đó, không thể không nhấm với rượu cần Ka Tăng hay những cốc bia Lào mát lạnh.

Dưới cái nắng ươm vàng của tháng năm, mùa du lịch, tôi mơ màng và tràn đầy kỳ vọng về Hướng Hóa,  "một dấu khoanh tròn" trên Hành lang Kinh tế Đông Tây (EWEC) trở mình những năm sau.

TAGS

Hoàng yến đổ sắc vàng xuống phố Hội

Thùy Trang |

Nhắc đến Hội An là nhớ về những mảng tường vàng xưa cũ, nơi quang gánh của bà của mẹ đong đưa những trưa hè. Thế nhưng nay, có một màu vàng khác của loài hoa hoàng Yến, đang đổ xuống những mái ngói, đường phố Hội An. Chúng chẳng phải là nắng nhưng cũng làm những con đường trở nên rực rỡ lạ thường.

Khe Luồi - cuộc sống bên kia sông

Minh Anh |

Thôn Khe Luồi thuộc diện khó khăn của xã Mò Ó, huyện Đakrông (Quảng Trị). Dù nằm cách thị trấn Krông Klang - đô thị trung tâm của huyện vài km, nhưng do có sông Đakrông ngăn trở nên những năm qua cuộc sống của người dân nơi đây vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn. Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, một cây cầu bắc qua sông Đakrông đã được đầu tư xây dựng và đang gấp rút hoàn thiện, mang lại những đổi thay cho vùng đất này.

Ngũ Hành Sơn và liên kết du lịch vùng theo dấu chân vua Minh Mạng (kỳ 1)

Tường Minh |

Ba địa phương Huế, Đà Nẵng và Quảng Nam có thể liên kết với nhau để cùng đầu tư và khai thác một tour du lịch độc đáo bằng đường thủy lần theo dấu chân vua Minh Mạng từ Huế vào Hội An, ra Ngũ Hành Sơn. Và câu chuyện liên kết, bắt đầu bằng huyền tích về một bà công chúa con gái vua Gia Long.

Phương Lang - Nét duyên chợ làng

Bảo Bình |

Quê tôi ở tận miền biển Triệu Lăng. Ngày nhỏ, mỗi khi được cha mẹ cho về quê ở lại, niềm mong mỏi háo hức nhất của đứa trẻ lên 10 là tôi lúc bấy giờ là rạng sớm dậy đi theo mấy o, mấy dì gánh khoai lang lên chợ Phương Lang bán, được o mua cho đồng quà tấm bánh. Chợ làng Phương Lang (xã Hải Ba, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị) trong ký ức xưa bây giờ đã qua bao đận đổi thay. Thế nhưng, mỗi khi nhắc về chợ làng Phương Lang vẫn thấy xốn xang…