Đà Nẵng khai mạc Lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn năm 2023

Trần Lê Lâm |

Lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng là Di sản Văn hóa phi vật thể cấp quốc gia; Tổng cục Du lịch xếp vào danh mục 15 lễ hội lớn của cả nước.

Tối 8/3, tại chùa Quán Thế Âm, thành phố Đà Nẵng tổ chức khai mạc Lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn năm 2023.

Biểu diễn nghệ thuật tại Lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn. (Ảnh: Trần Lê Lâm/TTXVN)
Biểu diễn nghệ thuật tại Lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn. (Ảnh: Trần Lê Lâm/TTXVN)
Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Ngô Thị Kim Yến cho biết Lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn là một trong những lễ hội dân gian mang tín ngưỡng Phật giáo quan trọng nhất của thành phố Đà Nẵng.

Sau 3 năm bị gián đoạn do dịch bệnh, lễ hội năm nay diễn ra trong không khí nhân dân thành phố đang hân hoan chào đón các sự kiện văn hóa chào mừng Kỷ niệm 48 năm Ngày Giải phóng Đà Nẵng (29/3).

Đại diện lãnh đạo thành phố Đà Nẵng đánh trống khai mạc tại Lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn. (Ảnh: Trần Lê Lâm/TTXVN)
Đại diện lãnh đạo thành phố Đà Nẵng đánh trống khai mạc tại Lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn. (Ảnh: Trần Lê Lâm/TTXVN)
 
Ban Tổ chức trao chứng nhận kỷ lục Việt Nam cho độc bản 16 bức tranh sứ màu, được cẩn trên tường của 4 ngôi tháp ở chùa Quán Thế Âm Lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn. (Ảnh: Trần Lê Lâm/TTXVN)
Ban Tổ chức trao chứng nhận kỷ lục Việt Nam cho độc bản 16 bức tranh sứ màu, được cẩn trên tường của 4 ngôi tháp ở chùa Quán Thế Âm Lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn. (Ảnh: Trần Lê Lâm/TTXVN)
 

Thành phố vừa đón nhận Bằng công nhận Ma Nhai tại danh thắng Ngũ Hành Sơn là Di sản tư liệu thuộc Chương trình ký ức thế giới Khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Ban Tổ chức trao chứng nhận kỷ lục Việt Nam cho độc bản Lá Bồ Đề lớn nhất được mạ vàng 24k tại Lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn. (Ảnh: Trần Lê Lâm/TTXVN)
Ban Tổ chức trao chứng nhận kỷ lục Việt Nam cho độc bản Lá Bồ Đề lớn nhất được mạ vàng 24k tại Lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn. (Ảnh: Trần Lê Lâm/TTXVN)
Đặc biệt, Lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn thành phố Đà Nẵng đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng là Di sản Văn hóa phi vật thể cấp quốc gia; Tổng cục Du lịch xếp vào danh mục 15 lễ hội lớn của cả nước.
Biểu diễn nghệ thuật tại Lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn. (Ảnh: Trần Lê Lâm/TTXVN)
Biểu diễn nghệ thuật tại Lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn. (Ảnh: Trần Lê Lâm/TTXVN)
Vì vậy, lễ hội luôn là điểm đến hấp dẫn không chỉ của du khách thập phương trong nước mà còn là dịp để du khách quốc tế trải nghiệm, tìm hiểu những giá trị tinh thần mang đậm nét lịch sử-văn hóa Phật giáo Việt Nam.
Biểu diễn nghệ thuật tại Lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn. (Ảnh: Trần Lê Lâm/TTXVN)
Biểu diễn nghệ thuật tại Lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn. (Ảnh: Trần Lê Lâm/TTXVN)
Lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn năm nay được tổ chức trong ba ngày từ ngày 8/3-10/3/2023 (ngày 17/2-19/2 Âm lịch).
Ảnh 6 Phật tử, người dân cầu nguyện bình an cho gia đình tại Lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn. (Ảnh: Trần Lê Lâm/TTXVN)
Phật tử, người dân cầu nguyện bình an cho gia đình tại Lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn. (Ảnh: Trần Lê Lâm/TTXVN)
Phần lễ với các nghi thức tôn giáo như: Lễ Vía Đức Bồ Tát Quán Thế Âm; Lễ dâng hương tưởng niệm Huyền Trân Công Chúa, Lễ tế Xuân cầu quốc thái-dân an.

Phần hội với hội thi điêu khắc đá mỹ nghệ non nước, trình diễn khinh khí cầu, khai hội Hô hát bài chòi…

Đoàn xe hoa diễu hành tại Lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn. (Ảnh: Trần Lê Lâm/TTXVN)
Đoàn xe hoa diễu hành tại Lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn. (Ảnh: Trần Lê Lâm/TTXVN)
Bên cạnh đó là các chương trình biểu diễn nghệ thuật của Đoàn nghệ thuật dân tộc đến từ các nước Nhật Bản, Thái Lan, Ấn Độ…
Người dân, du khách đến tham dự Lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn. (Ảnh: Trần Lê Lâm/TTXVN)
Người dân, du khách đến tham dự Lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn. (Ảnh: Trần Lê Lâm/TTXVN)
Đặc biệt, dịp này, Ban tổ chức đã công bố, trao chứng nhận Kỷ lục Việt Nam cho độc bản Lá Bồ Đề lớn nhất được mạ vàng 24k và chứng nhận cho độc bản 16 bước tranh sứ màu, được cẩn trên tường của 4 ngôi tháp ở chùa Quán Thế Âm.

Trong khuôn khổ của lễ hội, các hoạt động diễn thuyết về giá trị Ma nhai Ngũ Hành Sơn - Di sản tư liệu thuộc Chương trình Ký ức thế giới khu vực châu Á-Thái Bính Dương… được tổ chức.

Hòa thượng Thích Huệ Vinh, Trụ trì Chùa Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn thành phố Đà Nẵng chia sẻ: "Sau 3 năm dịch COVID-19 đã được kiểm soát, Lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn được tổ chức mang nhiều ý nghĩa về tâm linh, cầu cho Quốc thái dân an, người dân trở lại cuộc sống bình thường, đất nước phát triển đi lên; đồng thời mong muốn lan tỏa thông điệp về tình yêu thương, hướng lòng thành về Đức Quán Thế Âm, cầu nguyện cho đất nước luôn được hòa bình ấm no, nhân dân an lạc, hạnh phúc."

Ngay sau lễ khai mạc, nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật đã diễn ra. Đông đảo các phật tử, người dân và du khách đã đến tham dự lễ hội.

 (Nguồn: Vietnam+)

TAGS

Lễ hội về nguồn Pác Bó năm 2023

PV |

Ngày 20/2, Ủy ban nhân dân huyện Hà Quảng phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Cao Bằng tổ chức Lễ hội về nguồn Pác Bó năm 2023.

Lào khai mạc Lễ hội voi Sayaboury sau 3 năm gián đoạn vì đại dịch

PV |

Lễ hội voi Sayaboury lần thứ 16 của Lào đã chính thức khai mạc ngày 18/2 sau 3 năm gián đoạn hoặc tổ chức ở quy mô nhỏ do dịch COVID-19.

Đà Nẵng: Chuẩn bị chu đáo tất cả các khâu, phần việc của Lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn năm 2023

Thanh Thảo |

Đây là phát biểu chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND thành phố Ngô Thị Kim Yến tại buổi họp triển khai công tác tổ chức Lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng năm 2023 vào sáng 17/02.

Bảo tồn lễ hội cầu mùa của đồng bào Vân Kiều ở Bản Chùa

Anh Vũ |

Lễ cầu mùa hay còn gọi là cầu bông là một trong những phong tục truyền thống, là lễ hội lớn nhất của người dân tộc thiểu số Vân Kiều ở Bản Chùa, xã Cam Tuyền, huyện Cam Lộ. Lễ cầu mùa gắn liền với quá trình phát triển của cộng đồng người Vân Kiều ở Quảng Trị nói chung và bản Chùa nói riêng.