BÀI DỰ THI TÌM HIỂU VĂN HÓA, ẨM THỰC TRÊN HÀNH LANG KINH TẾ ĐÔNG - TÂY (EWEC):

Đến Phương Gia Trang ăn gà Cùa

Bùi Nhà Thơ |

Một ngày tháng sáu, tôi đón hai người bạn thân học từ thời đại học ở Huế ra. Sau khi thăm nhà cửa vườn tược, tôi ngỏ ý mời bạn mình đi ăn cái gì đó ở Đông Hà. Bạn tôi nói: Bạn bè, mình nói thật, không khách sáo. Bọn mình nhậu nhà hàng, quán xá quen rồi. Ngồi mãi cũng chán. Hôm nay, bạn kiếm chỗ nào đặc biệt chút thử xem thế nào. Suy nghĩ một lúc, mình quyết định: Lên Cùa ăn gà Cùa. Rồi lấy máy điện thoại gọi cho Phạm Hữu Phương, chủ nhân của Phương Gia Trang.

 
Gà Cùa lên mâm

Vùng Cùa gồm có hai xã Cam Chính và Cam Nghĩa thuộc huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị với tổng diện tích trên mười một ngàn héc ta, khoảng hơn mười hai ngàn người đang trú ngụ. Nơi đây được biết đến bởi những rừng cây caosu, hồ tiêu trên thảm đất đỏ bazan và tọa lạc trên vùng đất trung du, cao hơn mặt biển 200m… Có lẽ từ thổ nhưỡng và tiết trời đã làm nên cái gì đó rất riêng cho xứ Cùa.

Phương Gia Trang nằm ở cạnh trụ sở UBND xã Cam Nghĩa. Chủ nhân của nó, tốt nghiệp cử nhân lịch sử, từng làm ở xã tám năm. Sau một vài lần suy tư, Phương quyết định cùng vợ, nghỉ việc để làm những thứ mình thích. Đến Phương Gia Trang, đập vào mắt chúng tôi là một không gian mát mẻ, thoáng đãng và ấm cúng được tạo dựng hoàn toàn bằng ý tưởng của vợ chồng Phương. Tôi nhận thấy sự đồng điệu của đôi vợ chồng này qua cách bài trí các bức tranh, hồ nước hay lối đi... Vợ Phương, Hoàng, một người con gái xứ Huế. Sau khi tốt nghiệp cử nhân, công tác ở Huế trong ngành du lịch sáu năm, tâm sự: Khi nghe chồng nói nghỉ việc để làm những việc mình thích, em cũng rất đắn đo. Nhưng em nghĩ, sống được với những điều mình thích trong cuộc đời, cũng đáng lắm chứ.

 

Phương Gia Trang thu hút cả khách nước ngoài đến thưởng thức món gà Cùa

Sau khi nghỉ việc, vợ chồng Phương bắt tay xây dựng khuôn viên nhà, Phương Gia Trang bây giờ và trang trại chăn nuôi gà. Gà của vợ chồng Phương được chăm sóc cẩn thận dưới những tán rừng cây cao su, ăn mối sống, uống sương đêm nên thịt rất thơm ngon. Để chế biến thịt gà theo kiểu "Cùa", Phương đã cho trồng trong vườn nhà của mình một loài cây độc đáo chỉ có ở xứ này, đó là cây tần rú. "Khi ăn với gà Cùa, nó toát ra đầy đủ hương vị chỉ nơi đây mới có được", Phương bảo vậy và chúng tôi cũng có cảm nhận hương vị rất riêng. Ngoài việc chăm lo Phương Gia Trang và trang trại gà, vợ chồng Phương còn làm hướng dẫn viên du lịch cho các đoàn ở trong và ngoài nước muốn khám phá những con suối, những cánh rừng hoang sơ ở xứ Cùa thiêng liêng và còn nhiều bí ẩn này. Đặc biệt, những gia đình hay nhóm bạn muốn trải nghiệm về vùng đất Cùa, vợ chồng Phương luôn luôn sẵn sàng hướng dẫn và giúp đỡ.

 
Ông chủ Phương Gia Trang (trái) và vị khách phương Tây

Rời khỏi Phương Gia Trang sau một buổi chiều tối ngon miệng và thoải mái uống những cốc bia trong không gian gia đình, hai người bạn tôi giơ ngón tay cái lên, biểu thị like và nói: "Hôm nay, gà Cùa bạn mời chúng tôi ăn không những rất ngon, mà nó còn toát lên đầy đủ hương vị của một thứ tình thân hiếm nơi nào có được". Tôi bật cười, nói lại rằng: Quảng Trị, cái chi cũng thiếu, chỉ có tình người là luôn luôn đầy ắp. Mấy thằng nhìn nhau rồi cười vang cả đèo Cùa.

 

TAGS

Gỏi nuốt hoa bần

Trần Thanh Hải |

Ở Vĩnh Linh (Quảng Trị), Sa Lung được biết đến là một trong hai nhánh sông hợp thành dòng Bến Hải lịch sử. Mà đã nhắc đến Vĩnh Linh thì không thể không nói đến sông Bến Hải, cầu Hiền Lương- những “vật chủ” của mảnh đất này. Nhưng, hôm nay tôi sẽ không nói về quá khứ vàng son hay đồng vọng miền ký ức thời đạn bom hoa lửa... Tôi sẽ kể cho các bạn về một điều thú vị khác của dòng Sa Lung nhỏ xinh này.

Hương xưa làng cổ Phước Tích

Duy Hùng |

Chợ quê Hương xưa làng cổ là chuỗi hoạt động trải nghiệm sinh hoạt cộng đồng hấp dẫn diễn ra vào ngày 13.6.2020 tại làng cổ Phước Tích (huyện Phong Điền, Thừa Thiên Huế) với những hoạt động thử nghiệm chuẩn bị cho ngày hội Hương xưa làng cổ dịp Festival Huế 2020 sẽ diễn ra vào cuối tháng 8.

Dấu tích miếu thờ Nguyễn Hoàng ở Gio Linh, Quảng Trị

Nguyễn Hoàn |

Nghĩ đến dấu tích và hành trạng dựng nghiệp của Chúa Tiên Nguyễn Hoàng trên đất Quảng Trị, người ta thường nhắc đến các địa danh mà Chúa đã lập dinh là Ái Tử, Trà Bát và Dinh Cát ở huyện Triệu Phong, nhắc đến miếu Trảo Trảo, nơi thờ thần sông tương truyền đã giúp Nguyễn Hoàng đánh thắng tướng Mạc là Lập Bạo, nhắc đến pho tượng Nguyễn Ư Dĩ - người cậu ruột của Nguyễn Hoàng, người giúp sức cho Nguyễn Hoàng làm nên nghiệp lớn - đang được nhân dân thôn Trà Liên, xã Triệu Giang, huyện Triệu Phong lưu giữ, tôn thờ với tất cả niềm kính tín dành cho một báu vật, một vật thiêng. 

Trồng đường hoa giấy trên đảo Cồn Cỏ để phục vụ du lịch

Hưng Thơ - Tú Anh |

Từ kinh phí ủng hộ của các đơn vị, huyện đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị) đang làm mô hình đường hoa giấy làm đẹp cảnh quan, phục vụ du lịch.