Du lịch Quảng Trị: Tập trung kích cầu khách du lịch nội địa, đặc biệt là du lịch biển đảo

Trần Tuyền |

Ngày 22/5/2020, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị, Trưởng Ban Chỉ đạo phát triển du lịch tỉnh Hoàng Nam chủ trì cuộc họp đánh giá tình hình hoạt động du lịch năm 2019 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ, kế hoạch công tác năm 2020.

Trong năm 2019, Ban Chỉ đạo phát triển du lịch tỉnh đã chỉ đạo, hướng dẫn các sở, ngành, địa phương thực hiện các nghị định, thông tư, nghị quyết của Chính phủ, Bộ Chính trị, kế hoạch của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh về phát triển du lịch. Triển khai xây dựng đề án “Cơ cấu lại ngành du lịch đáp ứng yêu cầu phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn”, đề án tổ chức phố đêm tại thành phố Đông Hà và đề án “Festival vì hòa bình”…

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nam yêu cầu các sở, ngành, địa phương tiếp tục hành động quyết liệt hơn theo phương châm chỉ đạo của lãnh đạo tỉnh về phát triển du lịch - Ảnh: Trần Tuyền
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nam yêu cầu các sở, ngành, địa phương tiếp tục hành động quyết liệt hơn theo phương châm chỉ đạo của lãnh đạo tỉnh về phát triển du lịch - Ảnh: Trần Tuyền

Theo thống kê, tổng lượng khách đến Quảng Trị trong năm 2019 đạt 2.085.000 lượt, tăng 11,4% so với năm 2018; trong đó, khách quốc tế 175.000 lượt, khách nội địa 1.910.000 lượt. Tổng doanh thu kinh doanh du lịch xã hội đạt 1.782 tỷ đồng, tăng 9,7% so với năm 2018; trong đó, doanh thu lưu trú và lữ hành của các doanh nghiệp du lịch chuyên ngành đạt 460 tỷ đồng, tăng 11,5% so với năm 2018.

Đáng chú ý, du lịch biển đảo năm 2019 có nhiều bước phát triển, số lượng khách du lịch đường biển đến tham quan Quảng Trị tăng đột biến, chỉ trong tháng 4 và tháng 5/2019, tỉnh đã 4 lần đón du thuyền Panorama II vào tham quan. Đây là lần đầu tiên tỉnh tiếp đón du khách quốc tế đến tham quan bằng đường biển, điều đó cho thấy Quảng Trị ngày càng hấp dẫn, thu hút sự quan tâm của du khách quốc tế.

Về kế hoạch trọng tâm trong năm 2020, Ban Chỉ đạo phát triển du lịch tỉnh tập trung chỉ đạo phòng, chống COVID-19 trong lĩnh vực du lịch; chuẩn bị kế hoạch, giải pháp để khôi phục, phát triển du lịch sau khi dịch bệnh được khống chế. Tiếp tục hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi để triển khai các dự án đầu tư phát triển du lịch, nhất là dự án của các nhà đầu tư chiến lược nhằm tạo bước phát triển đột phá cho du lịch tỉnh.

Khắc phục những hạn chế để tổ chức quản lý, khai thác hiệu quả tour du lịch ra đảo Cồn Cỏ. Triển khai xây dựng sản phẩm du lịch gắn với hệ thống giếng cổ Gio An, huyện Gio Linh. Triển khai đầy đủ Hiệp định tạo thuận lợi vận chuyển người và hàng hóa qua biên giới giữa các nước Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng (GMS-CBTA), thu hút du khách qua tuyến Hành lang kinh tế Đông – Tây và phát triển loại hình du lịch Caravan.

Tại cuộc họp, đại diện các sở, ngành, doanh nghiệp, địa phương nêu một số kiến nghị, đề xuất UBND tỉnh như: Có chính sách giãn, hoãn, giảm thuế, hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh du lịch do ảnh hưởng nghiêm trọng của COVID-19 gây ra. Đề nghị UBND tỉnh trình Chính phủ cho phép thực hiện thí điểm cấp phép cho xe ô tô cá nhân, xe khách vận chuyển khách du lịch có tay lái bên phải của Thái Lan vào tham quan các khu, điểm du lịch qua tuyến Hành lang kinh tế Đông – Tây và phát triển loại hình du lịch Caravan.

Hiện nay, đảo Cồn Cỏ còn thiếu cơ sở lưu trú và các dịch vụ phục vụ khách du lịch nên mong muốn UBND tỉnh quan tâm, giúp huyện đảo Cồn Cỏ kêu gọi nhà đầu tư có nguồn lực và kinh nghiệm xây dựng cơ sở lưu trú đạt chuẩn, cùng các dịch vụ phục vụ du khách. Quan tâm bố trí kinh phí để Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức phục dựng hệ thống giếng cổ Gio An theo kế hoạch tỉnh đã đề ra để sớm tham mưu UBND tỉnh hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ công nhận di tích quốc gia đặc biệt. Đồng thời, đề nghị UBND tỉnh cho chủ trương thực hiện lập quy hoạch hệ thống di tích giếng cổ Gio An gắn với phát triển du lịch…

Kết luận cuộc họp, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nam nhấn mạnh: Các ngành, các cấp, các doanh nghiệp, địa phương cần tiếp tục hành động quyết liệt hơn theo phương châm chỉ đạo của lãnh đạo tỉnh: “Hành động quyết liệt- về đích toàn diện- tạo đà bứt phá” để triển khai thực hiện hiệu quả các nghị quyết, chương trình hành động, kế hoạch của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh về phát triển du lịch.

Trước mắt, các sở, ngành du lịch cần thống kê, khảo sát để tỉnh xem xét hỗ trợ các doanh nghiệp sau COVID-19; tiếp đến, cần tập trung vào hoạt động kích cầu khách du lịch nội địa, nhắm vào thị trường nội địa, đặc biệt là du lịch biển đảo. Giao Sở Văn hóa, Thể thao và du lịch khảo sát, đánh giá và xây dựng bộ tiêu chí đủ tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch đối với các doanh nghiệp, nhà hàng, đơn vị làm du lịch. Giao Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại du lịch quan tâm đến công tác quảng bá, tuyên truyền để bắt kịp thị hiếu của khách hàng, qua đó đưa du lịch Quảng Trị đến gần với du khách. Yêu cầu các địa phương chú trọng đến công tác vệ sinh, bảo vệ môi trường gắn với phát triển du lịch bền vững. Yêu cầu các doanh nghiệp cần chủ động liên kết, kết nối với các sở, ngành, địa phương trong việc phát triển du lịch. Tỉnh khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong tỉnh mạnh dạn đầu tư phát triển du lịch.

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

TAGS

Bắt gặp “nàng” Thàn Mát giữa lòng Đà Nẵng

Thùy Trang |

Đầu tháng 5, những chuỗi hoa Thàn Mát nứt ra từ kẽ lá, rũ mình trong gió đêm để hôm sau lại bật ra màu tím kiêu hãnh ngay giữa lòng Đà Nẵng.

Hoàng yến đổ sắc vàng xuống phố Hội

Thùy Trang |

Nhắc đến Hội An là nhớ về những mảng tường vàng xưa cũ, nơi quang gánh của bà của mẹ đong đưa những trưa hè. Thế nhưng nay, có một màu vàng khác của loài hoa hoàng Yến, đang đổ xuống những mái ngói, đường phố Hội An. Chúng chẳng phải là nắng nhưng cũng làm những con đường trở nên rực rỡ lạ thường.

Ngũ Hành Sơn và liên kết du lịch vùng theo dấu chân vua Minh Mạng

Tường Minh |

Theo sử liệu Nhà Nguyễn, vua Minh Mạng (ở ngôi từ 1820-1841) chỉ trong vòng 12 năm đã 3 lần ngự du đến Ngũ Hành Sơn, đó là các năm Minh Mạng thứ sáu (1825), Minh Mạng thứ tám (1827) và Minh Mạng thứ mười tám (1837) để chiêm bái, ngoạn cảnh và thăm em gái Ngọc Ngôn đang tu tập tại đây.

Chùa Bão Đông và khu lăng mộ Trần Đình Ân

Việt Hà |

Làng Hà Trung, xã Gio Châu, Gio Linh (Quảng Trị) là một trong những làng cổ được hình thành vào đầu thế kỷ 15 trong cuộc Nam tiến dưới thời vua Lê Thánh Tông. Qua nhiều tư liệu lịch sử người ta đã biết đến sự nổi tiếng của họ Trần - Làng Hà Trung với nhiều đời con cháu nối tiếp nhau làm quan dưới thời triều Nguyễn và có nhiều đóng góp trong việc mở cõi xứ Đàng Trong. Tuy nhiên, ít người được biết tại đây có một khu di tích lịch sử- văn hóa quốc gia với tên gọi chùa Bão Đông và lăng mộ Trần Đình Ân, nơi đan xen giao thoa độc đáo giữa văn hóa Việt và Chăm Pa cổ.