Khám phá "rau sợ bẩn" bên hệ thống giếng cổ ngàn năm

Phúc Đạt |

Gio An là một xã miền Tây huyện Gio Linh (Quảng Trị), nơi đây được nhiều người biết đến bởi có hệ thống giếng cổ hàng ngàn năm tuổi. Nhờ có nguồn nước ngầm mát lành từ giếng cổ mà người dân xã Gio An đã trồng được loại rau liệt đặc sản nức tiếng khắp trong huyện, ngoài tỉnh về độ sạch.

Gio An là một xã miền Tây huyện Gio Linh (tỉnh Quảng Trị), nơi đây được nhiều người biết đến bởi có hệ thống giếng cổ hàng ngàn năm tuổi. Ảnh: P Đạt.
Gio An là một xã miền Tây huyện Gio Linh (tỉnh Quảng Trị), nơi đây được nhiều người biết đến bởi có hệ thống giếng cổ hàng ngàn năm tuổi. Ảnh: P Đạt.
Nhờ có nguồn nước ngầm mát lành từ giếng cổ mà người dân xã Gio An đã trồng được loại rau liệt đặc sản nức tiếng khắp trong huyện, ngoài tỉnh về độ sạch. Ảnh: P Đạt.
Nhờ có nguồn nước ngầm mát lành từ giếng cổ mà người dân xã Gio An đã trồng được loại rau liệt đặc sản nức tiếng khắp trong huyện, ngoài tỉnh về độ sạch. Ảnh: P Đạt.
Rau liệt (còn có tên phổ thông là rau xà lách xoong) chỉ bám nhẹ trên đá, chất dinh dưỡng chủ yếu lấy từ nguồn nước chảy tự nhiên, không chịu sống chung với bùn đất hay nước bẩn. Ảnh: P Đạt.
Rau liệt (còn có tên phổ thông là rau xà lách xoong) chỉ bám nhẹ trên đá, chất dinh dưỡng chủ yếu lấy từ nguồn nước chảy tự nhiên, không chịu sống chung với bùn đất hay nước bẩn. Ảnh: P Đạt.
Loại rau “sợ bẩn” này không cần phân bón, không dùng thuốc trừ sâu và cũng không tốn công chăm sóc. Mùa rau liệt thường bắt đầu từ tháng 10 âm lịch và tùy vào thời tiết kết thúc vào tháng 4, tháng 5 năm sau. Ảnh: P. Đạt.
Loại rau “sợ bẩn” này không cần phân bón, không dùng thuốc trừ sâu và cũng không tốn công chăm sóc. Mùa rau liệt thường bắt đầu từ tháng 10 âm lịch và tùy vào thời tiết kết thúc vào tháng 4, tháng 5 năm sau. Ảnh: P. Đạt.
Từ nguồn nguyên liệu rau liệt đặc sản, người Gio An đã khéo léo chế biến thành những món ăn khoái khẩu mà nhất định bạn nên thử một lần trong đời, trong đó có những món “bao ngon” như: Rau liệt xào thịt bò, rau liệt trộn trứng, rau liệt kẹp bánh lọc… Trong đó, món xà lách xoong trộn bò trứng được nhiều thực khách yêu thích khi đi ăn ở các nhà hàng, quán ăn. Ảnh: P. Đạt.
Từ nguồn nguyên liệu rau liệt đặc sản, người Gio An đã khéo léo chế biến thành những món ăn khoái khẩu mà nhất định bạn nên thử một lần trong đời, trong đó có những món “bao ngon” như: Rau liệt xào thịt bò, rau liệt trộn trứng, rau liệt kẹp bánh lọc… Trong đó, món xà lách xoong trộn bò trứng được nhiều thực khách yêu thích khi đi ăn ở các nhà hàng, quán ăn. Ảnh: P. Đạt.
Lí giải về tên là rau liệt, nhiều người cho rằng, cuối mùa thu hoạch, bà con thường cắt tiệt đến tận gốc, vì vậy mới có tên là rau liệt. Ảnh: P. Đạt.
Lí giải về tên là rau liệt, nhiều người cho rằng, cuối mùa thu hoạch, bà con thường cắt tiệt đến tận gốc, vì vậy mới có tên là rau liệt. Ảnh: P. Đạt.
Theo ông Lê Phước Hiếu - Phó Chủ tịch UBND xã Gio An, hiện nay trên toàn xã có khoảng từ 7 - 10 hecta đất canh tác loại rau này. Để đảm bảo được uy tín cho người nông dân và lợi ích của người tiêu dùng, hiện tại ở thôn Hảo Sơn, Gia Bình, An Nha – là những vựa rau lớn nhất của xã đã thành lập nên hợp tác xã rau sạch - nông dân nói không với phân bón, thuốc trừ sâu. Ảnh: P. Đạt.
Theo ông Lê Phước Hiếu - Phó Chủ tịch UBND xã Gio An, hiện nay trên toàn xã có khoảng từ 7 - 10 hecta đất canh tác loại rau này. Để đảm bảo được uy tín cho người nông dân và lợi ích của người tiêu dùng, hiện tại ở thôn Hảo Sơn, Gia Bình, An Nha – là những vựa rau lớn nhất của xã đã thành lập nên hợp tác xã rau sạch - nông dân nói không với phân bón, thuốc trừ sâu. Ảnh: P. Đạt.
Chính vì cách làm thuận theo lối tự nhiên, thời tiết và nói không với các chất hóa học mà loại rau này luôn giữ được hương vị nồng, cay và xanh tươi một cách tự nhiên, luôn là sản phẩm tin dùng của du khách và người tiêu dùng khắp mọi nơi. Ảnh: P. Đạt.
Chính vì cách làm thuận theo lối tự nhiên, thời tiết và nói không với các chất hóa học mà loại rau này luôn giữ được hương vị nồng, cay và xanh tươi một cách tự nhiên, luôn là sản phẩm tin dùng của du khách và người tiêu dùng khắp mọi nơi. Ảnh: P. Đạt.
Khi thu hoạch, người nông dân cắt rau và dùng sợi lạt (sợi lạt được chẻ từ thân cây các loại tre) để bó rau thành từng bó. Ảnh: P. Đạt.
Khi thu hoạch, người nông dân cắt rau và dùng sợi lạt (sợi lạt được chẻ từ thân cây các loại tre) để bó rau thành từng bó. Ảnh: P. Đạt.
Sau đó người thu mua chất vào đôi quang gánh. Ảnh: P. Đạt.
Sau đó người thu mua chất vào đôi quang gánh. Ảnh: P. Đạt.
Chất rau lên xe “chuyên dụng” ở điểm tập kết rau. Ảnh: P. Đạt.
Chất rau lên xe “chuyên dụng” ở điểm tập kết rau. Ảnh: P. Đạt.
Từ đó, rau được tỏa đi các hướng, đem đến các chợ để phân phối cho người tiêu dùng ở khắp mọi miền. Ảnh: P. Đạt.
Từ đó, rau được tỏa đi các hướng, đem đến các chợ để phân phối cho người tiêu dùng ở khắp mọi miền. Ảnh: P. Đạt.

(Nguồn: Báo Lao Động)

TAGS

Đề nghị chọn 103 giếng cổ lập hồ sơ di tích quốc gia đặc biệt

Hoàng Táo |

Phó Giám đốc Trung tâm Quản lý Di tích và Bảo tàng Quảng Trị (Trung tâm) Lê Đức Thọ cho hay, đơn vị vừa có đợt khảo sát toàn bộ hệ thống giếng cổ tại các huyện Vĩnh Linh, Gio Linh, Cam Lộ, Triệu Phong, Hải Lăng và TP. Đông Hà nhằm chuẩn bị cho công tác lập hồ sơ khoa học, hồ sơ pháp lý đề nghị xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt “Hệ thống khai thác nước cổ vùng Quảng Trị”.

Xúc tiến quảng bá sản phẩm du lịch cộng đồng giếng cổ Gio An

Trần Tuyền |

Ngày 8/9/2020, tại trụ sở UBND xã Gio An, Trung tâm Xúc tiến đầu tư, Thương mại và Du lịch phối hợp với Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, UBND huyện Gio Linh (Quảng Trị) tổ chức Hội nghị quảng bá, xúc tiến sản phẩm du lịch giếng cổ Gio An.

Cần bảo tồn nguyên trạng địa hình, môi trường, cảnh quan toàn bộ vùng địa lý các giếng cổ

Tú Linh |

Di tích giếng cổ Gio An hay còn gọi là hệ thống giếng cổ Gio An (Gio Linh, Quảng Trị) đang được cơ quan chức năng tỉnh trình Chính phủ đưa vào danh mục di tích quốc gia đặc biệt. Tuy nhiên, hệ thống giếng cổ này đang đứng trước sức ép của sự phát triển kinh tế, xã hội rất lớn. Thời gian qua đã xảy ra không ít việc người dân tác động làm ảnh hưởng ít nhiều đến di tích giếng cổ. Liên quan đến vấn đề này, phóng viên Báo Quảng Trị có cuộc phỏng vấn nhà nghiên cứu Văn hóa - lịch sử LÊ ĐỨC THỌ, Phó Giám đốc Trung tâm Quản lý Di tích và Bảo tàng tỉnh Quảng Trị.

Cần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường tại giếng cổ Gio An

Hồng Nhung - Quách Long |

Những năm qua, hệ thống giếng cổ tại xã Gio An, huyện Gio Linh đã trở thành điểm đến hấp dẫn, thu hút hàng trăm lượt du khách đến tham quan, thưởng ngoạn. Thế nhưng, cùng với đó, hình ảnh một giếng cổ sạch, đẹp lại đang bị đe dọa trước ý thức bảo vệ môi trường còn hạn chế của một bộ phận khách tham quan.