Xúc tiến quảng bá sản phẩm du lịch cộng đồng giếng cổ Gio An

Trần Tuyền |

Ngày 8/9/2020, tại trụ sở UBND xã Gio An, Trung tâm Xúc tiến đầu tư, Thương mại và Du lịch phối hợp với Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, UBND huyện Gio Linh (Quảng Trị) tổ chức Hội nghị quảng bá, xúc tiến sản phẩm du lịch giếng cổ Gio An.

Theo đánh giá của Trung tâm Xúc tiến đầu tư, Thương mại và Du lịch, xã Gio An là một trong những địa phương có nguồn tài nguyên du lịch phong phú; trong đó có Di tích đặc biệt cấp quốc gia hệ thống giếng cổ Gio An vô cùng độc đáo, được nhiều khách du lịch trong nước và quốc tế biết đến. Ngoài ra, Gio An còn có bề dày lịch sử hình thành và phát triển từ rất sớm, trải qua nhiều triều đại và các nền văn hóa khác nhau. Nơi đây còn có các sản phẩm nông nghiệp đặc sắc như rau xà lách xoong được trồng trên ruộng đá với hệ thống mương nước dẫn bằng đá xếp. Bên cạnh đó, với đặc điểm địa hình gò đồi trung du nên việc canh tác lúa nước theo các triền đồi, khe trũng tạo nên các ruộng bậc thang rất đặc hữu.

Rau xà lách xoong được trồng trên các ruộng đá, đặc sản của mảnh đất Gio An - Ảnh: Trần Tuyền
Rau xà lách xoong được trồng trên các ruộng đá, đặc sản của mảnh đất Gio An - Ảnh: Trần Tuyền

Vì vậy, hội nghị lần này được tổ chức với mục tiêu xây dựng mô hình phát triển du lịch cộng đồng gắn với xóa đói giảm nghèo bền vững; nâng cao nhận thức của cộng đồng trong việc khai thác, bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống; bảo vệ cảnh quan môi trường, di tích lịch sử; tăng cường khả năng phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy tiêu thụ nông sản…

Tại hội nghị, đại diện Trung tâm Xúc tiến đầu tư, Thương mại và Du lịch; Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch và đông đảo người dân xã Gio An cùng trao đổi, thảo luận những vấn đề liên quan đến các yếu tố, giải pháp để phát triển du lịch cộng đồng; các tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch cộng đồng của xã Gio An; hiệu quả mà du lịch cộng đồng mang lại cho người dân. Đồng thời đề xuất nhiều ý kiến về phát triển du lịch cộng đồng Gio An.

Phó Chủ tịch UBND huyện Gio Linh Dương Đức Hạnh cho biết, dự kiến mô hình du lịch cộng đồng sẽ được thí điểm ở thôn Hảo Sơn, xã Gio An. Nếu trong tương lai, khu du lịch cộng đồng giếng cổ Gio An được xây dựng và đi vào hoạt động thì nơi đây sẽ trở thành điểm đến thân thiện, thú vị đối với khách du lịch, có đủ năng lực đón khoảng 10.000 lượt khách mỗi năm. Qua đó, góp phần tăng thu nhập cho ít nhất 20% số dân thuộc diện khó khăn ở địa phương thông qua việc cung cấp các sản phẩm, dịch vụ du lịch, góp phần thúc đẩy xóa đói giảm nghèo bền vững.

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

TAGS

Đồng bào dân tộc thiểu số làm du lịch

Hải Huế |

Đồng lòng, đoàn kết giữ gìn an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, phòng chống đuối nước… là cảm nhận của tôi khi đến các điểm du lịch ở xã Phong Mỹ như: thượng nguồn Ô Lâu (Khe Trăn) và A Đon (Hạ Long).

Bún mắm nêm ăn "ngậm mà nghe"

Phi Tân |

Trong mâm cúng đất tháng Hai âm lịch của người Huế, luôn phải có một chén mắm nêm cùng dĩa rau khoai lang luộc. Tương truyền chén mắm nêm là để cúng cho những người Chăm vốn là chủ nhân trước đây của vùng đất Châu Ô, Châu Rí... Mắm nêm cũng là một đặc sản của người Chăm truyền lại.

Đảo Bồng Lai – hồ Tịnh Tâm chính thức đón khách

Võ Nhân |

Sau nhiều tháng trùng tu, chỉnh trang tạo cảnh quan sạch đẹp, ngày 2/9, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã bắt đầu đón khách đến vui chơi, thưởng ngoạn ở đảo Bồng Lai – hồ Tịnh Tâm.

Hến làng Mai

Vĩnh Nhiên |

Theo sách Ô Châu cận lục của Tiến sĩ triều Mạc Dương Văn An thì làng Mai Xá chánh hay còn gọi là làng Mai là một trong 65 ngôi làng cổ thuộc châu Minh Linh, phủ Tân Bình, xứ Thuận Hoá (nay thuộc xã Gio Mai, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị). Cho đến nay, Mai Xá Chánh vẫn còn hội tụ đầy đủ những yếu tố đặc trưng của một làng quê Việt Nam như: cây đa, bến nước, sân đình. Làng Mai Xá chánh không chỉ nổi tiếng là vùng đất học của tỉnh Quảng Trị mà từ lâu, tên làng này còn gắn liền với một món ăn dân dã nức tiếng gần xa là bún hến Mai Xá.