Gio Linh đầu tư phát triển du lịch giếng cổ Gio An

Nguyễn Loan |

Xã Gio An, huyện Gio Linh (Quảng Trị) có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch cộng đồng. Ngoài hệ thống giếng cổ hiếm có phục vụ khai thác nguồn nước ngầm rất độc đáo thì nơi đây còn có cảnh quan thiên nhiên đẹp, ruộng trồng rau trên đá được kiến trúc theo bậc thang đẹp, con người thân thiện… luôn có sức hút đối với du khách. Từ những lợi thế đặc trung đó, huyện Gio Linh đã và đang tập trung xây dựng mô hình du lịch cộng đồng để phát huy tiềm năng của địa phương.

Mạch nước ngầm ở giếng cổ
Mạch nước ngầm ở giếng cổ

Để có được sản phẩm du lịch hoàn thiện, trong những năm qua, ngoài việc tập trung đầu tư tôn tạo hệ thống giếng cổ, lãnh đạo huyện Gio Linh và xã Gio An cũng từng bước hình thành và phát triển các sản phẩm đặc trưng của địa phương, phù hợp với định hướng phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn. Bằng các nguồn kinh phí, huyện Gio Linh đã đầu tư 1,5 tỷ đồng để tu sửa 4 giếng gồm: giếng Đào, giếng Trạng, giếng Máng, giếng Gai nhằm phục vụ phát triển và khai thác du lịch cộng đồng. Bên cạnh đó, trong năm 2019, UBND tỉnh Quảng Trị đã có quyết định đầu tư 2,9 tỷ đồng để hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng xã Gio An. Ông Ngô Văn Lộc, Phó trưởng Phòng Văn hóa –Thông tin huyện Gio Linh cho biết: “Năm 2018, huyện Gio Linh đã hỗ trợ 200 triệu đồng làm đường bê tông dẫn đến giếng Đào dài 320m và 200 triệu làm du lịch cộng đồng tại thôn An Nha.

Bên cạnh đó, huyện cũng kêu gọi sự đầu tư của các doanh nghiệp mong muốn đầu tư du lịch, xã hội hóa phát triển du lịch cộng đồng. HĐND huyện đã có Nghị quyết 14 ngày 21/12/2018 về việc thông qua đề án phát triển thương mại – dịch vụ huyện Gio Linh đến năm 2025, trong đó chú trọng khôi phục và phát triển các sản phẩm đặc sản, ẩm thực tại xã Gio An và miền Tây Gio Linh như: rượu nếp, hồ tiêu, rau xà lách xoong, sâm bố chính, gà đôi… nhằm phát triển các dịch vụ đi kèm sản phẩm du lịch, đồng thời hình thành hệ thống dịch vụ, du lịch, trong đó xác định người dân là vị trí trung tâm để phát triển”.

Dòng nước ở giếng cổ luôn trong và mát lạnh
Dòng nước ở giếng cổ luôn trong và mát lạnh

 Hệ thống giếng cổ Gio An đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích lịch sử, văn hóa cấp quốc gia với niên đại khoảng 5.000 năm. Hệ thống gồm có 14 giếng cổ độc đáo nhất Đông Nam Á. Nét độc đáo của hệ thống giếng cổ là nằm ở chân sườn các quả đổi đất đỏ bazan lớn, được tạo thành nhờ kỹ thuật lắp ghép, kè đá để khai thác các mạch nước ngầm trong lòng đất. Từ trước đến nay, dù thời tiết khô hạn đến đâu, nước trong hệ thống giếng cổ vẫn không bao giờ cạn, luôn trong xanh và mát lạnh. Giếng cổ được chia thành hai dạng: một dạng giếng có bể lắng và máng dẫn; dạng thứ hai là những giếng được xây dựng ít công phu hơn, chỉ là những bể chứa được đào sâu gần 1m và xếp bằng đá cuội lớn ngay cửa mạch nước trong sườn đồi trực tiếp chảy ra. Đây là nét khác biệt tạo nên sự độc đáo của di tích. Huyện Gio Linh đã chọn thôn An Nha là thôn đầu tiên để phát triển du lịch cộng đồng để đánh giá hiệu quả, các yếu tố thành công để nhân rộng mô hình ra các thôn khác như: Hảo Sơn, An Hướng, Giao Bình. Huyện Gio Linh cũng đưa di tích này vào chuỗi du lịch với các điểm di tích, danh thắng trên địa bàn.“Sắp tới huyện sẽ đưa hệ thống giếng cổ Gio An vào chuỗi du lịch của huyện gồm: Nghĩa trang liệt sỹ Quốc gia Trường Sơn, giếng cố Gio An, biển Cửa Việt - tượng Đài quân bưu Dốc Miếu - đôi bờ Hiền Lương – Bến Hải. Đây là tuyến du lịch mũi nhọn và kỳ vọng đưa Gio An trở thành một điểm đến về du lịch trên địa bàn huyện, thúc đẩy du lịch cộng đồng phát triển xứng tầm với giá trị của di tích lịch sử, văn hóa độc đáo này”. Ông Ngô Văn Lộc cho biết thêm như vậy.

Ruộng rau xà lách xoong xung quanh giếng cổ
Ruộng rau xà lách xoong xung quanh giếng cổ

Là địa phương còn khó khăn nên kinh phí đầu tư có hạn, vì vậy thông qua sứ quyết tâm phát triển du lịch cộng đồng tại xã Gio An, huyện cũng đồng thời kêu gọi sự đầu tư từ các doanh nghiệp, trong đó trước mắt là đầu tư phát triển hạ tầng giao thông, các hạng mục phát triển du lịch. Bên cạnh đó, kêu gọi  sự chung tay của người dân địa phương trong việc hiến đất, hiến cây và thực hiện trồng, chăm sóc cây xanh, cây cảnh và hoa để tạo môi trường cảnh quan thiên nhiên thêm đẹp và hấp dẫn với du khách, để Gio An sẽ trở thành địa điểm hấp dẫn trên bản đồ du lịch, thu hút được đông đảo du khách gần xa.

(Nguồn: QRTV)

TAGS

Dấu ấn một vùng quê

Xuân Dũng |

Tọa lạc không xa thị trấn Cam Lộ (Quảng Trị) có một vùng quê ra đời chừng hai thế kỷ ở phía Bắc sông Hiếu là một gương mặt riêng có, tạo nên dáng vẻ khó trộn lẫn từ phù sa nơi chốn khi đồng bằng bắt đầu tiếp giáp với trung du.

Bắt gặp “nàng” Thàn Mát giữa lòng Đà Nẵng

Thùy Trang |

Đầu tháng 5, những chuỗi hoa Thàn Mát nứt ra từ kẽ lá, rũ mình trong gió đêm để hôm sau lại bật ra màu tím kiêu hãnh ngay giữa lòng Đà Nẵng.

Ngũ Hành Sơn và liên kết du lịch vùng theo dấu chân vua Minh Mạng

Tường Minh |

Theo sử liệu Nhà Nguyễn, vua Minh Mạng (ở ngôi từ 1820-1841) chỉ trong vòng 12 năm đã 3 lần ngự du đến Ngũ Hành Sơn, đó là các năm Minh Mạng thứ sáu (1825), Minh Mạng thứ tám (1827) và Minh Mạng thứ mười tám (1837) để chiêm bái, ngoạn cảnh và thăm em gái Ngọc Ngôn đang tu tập tại đây.

Tôn vinh trang phục truyền thống của đồng bào Vân Kiều, Pa Kô ở Hướng Hóa

PV |

Trong chiến lược phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của huyện miền núi Hướng Hóa (Quảng Trị), việc phát huy bản sắc văn hóa dân tộc luôn được địa phương chú trọng. Trong đó, huyện đặc biệt quan tâm đến vấn đề gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa đối với trang phục truyền thống của người Vân Kiều, Pa Kô.