Phát lộ thêm 1 chiếc cổng tuyệt đẹp ở kinh thành Huế

Thanh Mai |

Nếu đặt cầu Lương Y ở giữa thì 2 chiếc cổng vừa mới được phát lộ này nằm ở vị trí tả, hữu.

Ở thành phố Huế, sau khi phát lộ ra 1 chiếc cổng nhỏ nằm ở khu giải tỏa dân cư thì mới đây lại phát lộ thêm 1 chiếc cổng nằm ở phía bên kia cầu Lương Y. Chiếc thứ hai mới được phát lộ nằm sau nhà bà Lê Thị Đào (phường Thuận Lộc, TP Huế). Vì nhà bà Đào chưa chuyển đi nên chiếc cổng này chưa được phát lộ.

Chiếc cổng gạch nhỏ mới bị bịt kín - Ảnh: NHẬT LINH
Chiếc cổng gạch nhỏ mới bị bịt kín - Ảnh: NHẬT LINH

Theo chia sẻ của bà Đào, chiếc cổng này đã có từ trước khi nhà bà đến ở, cách đây khoảng 40 năm, sợ trộm đột nhập nên gia đình đã dùng khối bêtông táp lô bịt kín cổng lại.

Chiếc cổng này được xây giống hệt chiếc cổng đầu tiên được phát lộ với 7 lớp gạch, bên dưới đặt một phiến đá xanh còn nguyên vẹn. Đá có dấu hiệu bị mòn là do chủ nhà cũ thường dùng làm lối đi ra sau đường phòng lộ để trồng rau, đi vệ sinh. Chiếc cổng mới dẫn ra lối phía sau đường phòng lộ tiếp giáp Hộ thành hào và sông Ngự Hà.

Nhà nghiên cứu văn hóa Huế Nguyễn Xuân Hoa đánh giá chiếc cổng mới này còn nguyên vẹn hơn chiếc cổng mới phát lộ. Theo suy đoán của ông, nhiều khả năng đây là lối dẫn ra đường phòng lộ của vệ binh giữ thành. Có thể ngày xưa có một đội vệ binh đóng gần đây để bảo vệ Đông thành Thủy Quan. Do nhiệm vụ bí mật nên hai chiếc cổng này không được nhắc đến. 

Chiếc cổng gạch nhỏ được thiết kế với bảy lớp gạch có giật cấp - Ảnh: NHẬT LINH
Chiếc cổng gạch nhỏ được thiết kế với bảy lớp gạch có giật cấp - Ảnh: NHẬT LINH

 Ông Hoa cũng cho rằng có thể toàn hệ thống kinh thành Huế chỉ có duy nhất hai chiếc cổng kỳ lạ tuyệt đẹp này. "Trong ngự chế của vua Minh Mạng viết về hai văn bia cầu Khánh Ninh và cầu Ngự hạ, vua đã mô tả rất kỹ khu vực này như lan can phía đông cao hơn phía tây hay chi tiết có trổ 13 pháo nhãn, nhưng không thấy nhắc đến hai chiếc cổng trên" - ông Hoa nói.

Khu vực cánh cổng nhỏ bằng gạch ở phía chân cầu Lương Y - Ảnh: NHẬT LINH
Khu vực cánh cổng nhỏ bằng gạch ở phía chân cầu Lương Y - Ảnh: NHẬT LINH

Theo Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế, hai chiếc cổng này đã được phát hiện và chụp ảnh trước đó. Hai chiếc cổng được linh mục Léopold Michel Cadière ghi trong cuốn "Kinh thành Huế: Địa danh" với tên gọi "cổng trái và phải Đông thành Thủy Quan" và đánh dấu trên bản đồ ở vị trí 121. Theo tư liệu thì theo Đại Nam nhất thống chí ở vị trí này có đặt xưởng đại bác, có 20 người canh giữ Đông Thành thủy quan di chuyển đi lại qua cổng này. 

(Nguồn: Phụ nữ mới)

TAGS

Dấu tích miếu thờ Nguyễn Hoàng ở Gio Linh, Quảng Trị

Nguyễn Hoàn |

Nghĩ đến dấu tích và hành trạng dựng nghiệp của Chúa Tiên Nguyễn Hoàng trên đất Quảng Trị, người ta thường nhắc đến các địa danh mà Chúa đã lập dinh là Ái Tử, Trà Bát và Dinh Cát ở huyện Triệu Phong, nhắc đến miếu Trảo Trảo, nơi thờ thần sông tương truyền đã giúp Nguyễn Hoàng đánh thắng tướng Mạc là Lập Bạo, nhắc đến pho tượng Nguyễn Ư Dĩ - người cậu ruột của Nguyễn Hoàng, người giúp sức cho Nguyễn Hoàng làm nên nghiệp lớn - đang được nhân dân thôn Trà Liên, xã Triệu Giang, huyện Triệu Phong lưu giữ, tôn thờ với tất cả niềm kính tín dành cho một báu vật, một vật thiêng. 

Hội trại trên đỉnh đèo Sa Mù sẽ tổ chức vào ngày 4-5/7/2020

Yên Mã Sơn |

Ngày 27/6/2020, ông Hà Văn Hoan, Giám đốc Ban quản lý Khu Bảo tồn Thiên nhiên Bắc Hướng Hoá (Quảng Trị) cho biết, Hội trại kỷ niệm 10 năm thành lập Ban quản lý khu Bảo tồn sẽ được tổ chức trên đỉnh đèo Sa Mù.

BBC sẽ phát sóng 1 tháng những hình ảnh về du lịch Đà Nẵng

PV |

Kênh truyền hình quốc tế BBC sẽ quảng bá video du lịch Đà Nẵng với độ dài 30 giây, phát trên kênh truyền hình BBC ở khu vực châu Á Thái Bình Dương với hàng trăm quốc gia.

Quan tâm bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa

Huy Nam |

Trong những năm qua, xác định tầm quan trọng của các di tích lịch sử, văn hóa (LSVH) trong phát triển kinh tế - xã hội nói chung, xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc nói riêng, TP. Đông Hà (Quảng Trị) đã có nhiều chủ trương, giải pháp để đầu tư bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị của hệ thống di tích LSVH của địa phương.