Quốc tế kêu gọi bảo tồn Voọc Lào trước nguy cơ tuyệt chủng

Tổng hợp |

Voọc Lào, tên khoa học Trachypithecus laotum, loài khỉ ăn lá đặc hữu sống chủ yếu ở Lào. Đây là loài thuộc danh mục các loài động vật, thực vật hoang dã quy định trong phụ lục của công ước quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp…

Trong bản cập nhật Danh sách Đỏ của IUCN được công bố hôm 10/12, Voọc Lào đã được chuyển từ danh sách “Gần nguy cấp” sang “Nguy cấp”.

Mặc dù không đề cập đến số lượng quần thể, IUCN cho biết môi trường của loài khỉ ăn lá đặc hữu nằm tại khu vực các ngọn núi đá vôi thuộc Khu bảo tồn đa dạng sinh học Quốc gia Nam Kading và Phou Hin Poun ở miền trung Lào, trên diện tích ít hơn 2.000 km² và phân tán rất mạnh.

Cá thể voọc Lào tại khu bảo tồn thiên nhiên Phou Hin Poun
Cá thể voọc Lào tại khu bảo tồn thiên nhiên Phou Hin Poun

Môi trường sống của Voọc Lào đang bị đe dọa và thu hẹp nhanh chóng bởi sự xâm lấn của nông nghiệp và cơ sở hạ tầng, bao gồm canh tác nhỏ lẻ, khai thác gỗ và khai thác mỏ.

Trước đây, Voọc Lào sinh sống ổn định tại các khu vực vách núi karst dốc đứng khó tiếp cận, tuy nhiên việc phát triển nhiều con đường tiếp cận khu vực hẻo lánh ở sâu trong các khu rừng đã gây ra đe dọa đối với sự tồn tại của loài này.

Theo IUCN, Voọc Lào đang bị đe dọa rất nhiều bởi nạn săn bắn do buôn bán thịt thú rừng bất hợp pháp và làm thuốc trong bối cảnh nhu cầu về xương khỉ làm thuốc cổ truyền từ các nước láng giềng Việt Nam và xa hơn là Trung Quốc vẫn ở mức cao.

Sonephet Mounlamany, Điều phối viên Quốc gia Chương trình chống buôn bán Động vật Hoang dã trái phép, thuộc WWF-Lào cho biết: “Mặc dù Voọc Lào được bảo vệ theo Luật Thủy sản và Động vật hoang dã Quốc gia, nhưng có nhiều hành động hơn nữa trong việc thực thi luật pháp để bảo vệ loài này trước các đe dọa sinh tồn.

Một số cá thể voọc Lào bị nuôi nhốt trái phép trong một cơ sở ở Lak Sao, tỉnh Bolikhamxay đã được ghi nhận gần đây. Theo ông Sonephet,  việc buôn bán lâm sản trái phép cần phải dừng lại nếu muốn bảo vệ di sản thiên nhiên và đảm bảo đời sống cho loài vật đặc hữu này.

Mặc dù bản cập nhật Danh sách Đỏ chỉ mới được phát hành nhưng lại dựa trên bản đánh giá từ năm 2015, căn cứ các dữ liệu khảo sát thực địa có tuổi đời từ 10 đến 20 năm, theo IUCN, tức là tình hình thực tế về voọc Lào có thể đáng lo ngại hơn so với nội dung báo cáo.

Một cá thể voọc Lào được nuôi tại Lak Sao, gần biên giới Lào-Việt Nam
Một cá thể voọc Lào được nuôi tại Lak Sao, gần biên giới Lào-Việt Nam

Theo người đứng đầu cơ quan phòng chống tội phạm về động vật hoang dã khu vực Mekong mở rộng K. Yoganand, các điều tra thực địa mới rất quan trọng đối với nỗ lực bảo tồn và đưa voọc Lào thoát khỏi nguy cơ tuyệt chủng.

Trong số 40 loài linh trưởng đặc hữu ở khu vực sông Mê Kông mở rộng, Sách Đỏ đã đánh giá và liệt kê 36 loài bị đe dọa tuyệt chủng và 30 loài nguy cấp hoặc cực kỳ nguy cấp, 10 loài trong số này được đưa vào danh sách sắp tuyệt chủng.

(Nguồn: Tạp chí Lào Việt)

TAGS

Đàn voọc ở Hướng Lập lại tiếp tục tấn công người

Hoàng Táo |

Ngày 30/11/2020, anh Nguyễn Đình Ngọc (33 tuổi), trú xã Tân Hợp, huyện Hướng Hoá (Quảng Trị) đến Trung tâm Y tế huyện Hướng Hóa để tái khám lại vết thương bị voọc cắn. 

Người dân lại bị voọc tấn công khi di chuyển trên đường Hồ Chí Minh

Hưng Thơ |

Đã có nhiều người đi đường bị đàn voọc tấn công gây thương tích, dù chính quyền đã áp dụng một số biện pháp, nhưng sự việc vẫn tiếp tục xảy ra.

Rào gần 1km lưới ngăn đàn voọc tấn công người

Trần Tuyền |

Trong hai ngày 2 và 3/10/2020, lực lượng chức năng gồm nhân viên Khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hoá, kiểm lâm, Bộ đội Biên phòng và người dân xã Hướng Lập, huyện Hướng Hoá (Quảng Trị) tiến hành căng lưới dọc theo đường Hồ Chí Minh nhánh Tây đoạn qua thôn Cha Lỳ và đường bêtông vào thôn Sê Pu, nhằm ngăn đàn voọc Hà Tĩnh (3 con) từ bụi cây lao ra đường cắn người. 

Voọc gáy trắng tấn công người: Không thể dùng chó nghiệp vụ xua đuổi

Hưng Thơ |

Tiếp tục xảy ra tình trạng voọc gáy trắng tấn công người đi đường ở tỉnh Quảng Trị, thế nhưng chưa có phương án khả thi để xua đuổi đàn voọc.