Tổ chức Lễ hội Văn hóa-Ẩm thực Việt Nam tại Khu dịch vụ - du lịch Cửa Việt từ ngày 28-30/4

Minh Đức |

Ngày 17/4, UBND tỉnh Quảng Trị tổ chức cuộc họp với các đơn vị liên quan của Bộ VH,TT&DL để rà soát công tác chuẩn bị tổ chức Lễ hội Văn hóa-Ẩm thực Việt Nam năm 2023. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nam chủ trì cuộc họp.

Lễ hội Văn hóa-Ẩm thực Việt Nam năm 2023 diễn ra từ ngày 28-30/4/2023 tại Khu dịch vụ - du lịch Cửa Việt, huyện Gio Linh. Quy mô tổ chức cấp quốc gia với khoảng 80 gian hàng ẩm thực 3 miền của Việt Nam, không gian âm nhạc ngoài trời và nhiều hoạt động phong phú bên lề.

Với chủ đề “Hồn dân tộc-Vị quê hương”, lễ hội tập trung ở mảng ẩm thực, mang tới sắc màu dân gian Việt Nam các vùng miền, gửi gắm câu chuyện về bản sắc, sự giao thoa hương vị của cuộc sống, từ đó làm nổi bật nét riêng có trong văn hóa Việt, đồng thời hòa nhập, phát triển, tiếp nối tạo dựng giá trị riêng trong đời sống hiện đại.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nam phát biểu tại cuộc họp - Ảnh: MĐ
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nam phát biểu tại cuộc họp - Ảnh: MĐ 

Đây là một trong những sự kiện nhằm thúc đẩy quá trình phục hồi kinh tế và du lịch của Việt Nam nói chung và tỉnh Quảng Trị nói riêng trong giai đoạn đẩy nhanh phục hồi, tăng tốc phát triển, góp phần tôn vinh và quảng bá nét đẹp văn hóa du lịch, ẩm thực Việt.

Bên cạnh đó, chương trình được định vị là một sự kiện văn hóa có sức lan tỏa, là dịp để quảng bá các giá trị văn hóa, tiềm năng, thế mạnh của vùng đất và con người Quảng Trị đến với du khách từ mọi miền đất nước.

Phát biểu tại cuộc họp, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nam nhấn mạnh: Lễ hội Văn hóa-Ẩm thực Việt Nam năm 2023 là một sự kiện hết sức quan trọng của Việt Nam nói chung và tỉnh Quảng Trị. Quảng Trị tự hào khi được chọn là địa phương tổ chức lễ hội, vì thế, tỉnh sẽ nỗ lực cao nhất để lễ hội diễn ra thành công tốt đẹp.

Lễ hội diễn ra tại biển, đúng vào dịp khai trương mùa du lịch biển, vì thế, đề nghị các đơn vị tổ chức sự kiện cần quan tâm xây dựng một chương trình mới mẻ, sôi động, trẻ trung để tạo nên một lễ hội đặc sắc, ấn tượng. Trong chương trình cần lưu ý đến chọn các bài hát trẻ trung, mang sắc màu về biển, du lịch biển, về Quảng Trị và mời các ca sĩ, nghệ sĩ nổi tiếng biểu diễn.

Ngoài ra, nghiên cứu bố trí thêm một địa điểm sơ chế; sắp xếp các gian hàng một cách hợp lý, khoa học, đẹp mắt.

Đối với các sở, ngành, địa phương căn cứ theo các nhiệm vụ được phân công để thực hiện, trong đó, cần chú trọng thực hiện tốt công tác phân luồng giao thông, an ninh trật tự, công tác y tế, an toàn vệ sinh thực phẩm, bố trí bãi đỗ xe; đảm bảo vệ sinh môi trường xanh, sạch, đẹp từ TP. Đông Hà đến địa điểm tổ chức lễ hội; tuyên truyền cho người dân và du khách nâng cao ý thức, trách nhiệm trong thực hiện tốt vấn đề bảo vệ và giữ gìn vệ sinh môi trường…

Đối với các gian hàng ẩm thực Quảng Trị tham gia lễ hội cần có sự đầu tư về mặt chất lượng, hình thức, bởi đây là cơ hội để Quảng Trị giới thiệu và quảng bá ẩm thực đi đến muôn nơi.

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

TAGS

Xây dựng sản phẩm du lịch đặc sắc cho đảo Cồn Cỏ

Đan Tâm |

Có thể thấy, mục đích kinh tế của du lịch là thu hút được nhiều du khách, làm cho thời gian lưu trú của khách tăng lên và du khách chi tiêu, mua sắm được nhiều hơn trong thời gian tham quan. Muốn vậy, phải chuyên nghiệp hóa hoạt động du lịch, trong đó cốt lõi nhất vẫn là xây dựng các sản phẩm du lịch độc đáo, đặc sắc, riêng có để thu hút du khách. Vấn đề này hiện đang đặt ra cấp thiết đối với hoạt động du lịch và quyết định đến số lượng du khách đến tham quan, trải nghiệm tại đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị).

Tạo điểm nhấn du lịch từ các tuyến phố đi bộ

Ngọc Trang |

Thời gian qua, các địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Trị khai thác tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế du lịch. Đặc biệt gần đây, một số huyện, thị xã, thành phố đã và đang triển khai mô hình tuyến phố đi bộ với nhiều hoạt động đặc trưng, tạo điểm nhấn, thu hút sự quan tâm của du khách gần xa.

Bảo tồn di sản văn hóa, thúc đẩy du lịch phát triển

Thanh Trúc |

Quảng Trị có một hệ thống di sản văn hóa khá phong phú, đồ sộ và độc đáo với với hơn 500 di tích đã được xếp hạng các cấp, bao gồm 4 di tích quốc gia đặc biệt, 20 di tích quốc gia và 476 di tích cấp tỉnh. Những năm qua, công tác bảo tồn, gìn giữ di sản văn hóa được tỉnh chú trọng nhằm phát huy giá trị văn hóa trong đời sống và tạo điều kiện cho du lịch phát triển bền vững.

Đồng bào Bru - Vân Kiều làm du lịch cộng đồng

Thanh Thủy |

Tận dụng lợi thế cảnh quan thiên nhiên sẵn có, đồng bào dân tộc Bru - Vân Kiều ở xã miền núi Hướng Việt, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) đã khai thác làm du lịch cộng đồng tại thác Tà Puồng. Mô hình mới hoạt động không lâu nhưng đã có nhiều kết quả đáng ghi nhận, qua đó mở ra hướng phát triển kinh tế mới.