Khát vọng thống nhất của người dân Hiền Lương

Trần Tú |

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc, cầu Hiền Lương, sông Bến Hải là nơi phân chia giới tuyến tạm thời 2 miền Nam - Bắc. Sống ở vùng trọng điểm đánh phá của Mỹ - ngụy, nhân dân Hiền Lương vẫn kiên cường bám trụ, giữ cho ngọn cờ nơi Vĩ tuyến 17 vẫn luôn bay cao trong gió với khát vọng Nam Bắc một nhà, đất nước thống nhất. Với những người dân bám đất giữ làng, giữ ngọn cờ Hiền Lương, ký ức về những năm tháng gian khổ ấy luôn đầy ắp khát vọng thống nhất, hòa bình.

Ông Nguyễn Văn Bạn, một trong những người dân Hiền Lương, bám đất giữ làng, bảo vệ cờ giới tuyến những năm 1967 - 1970
Ông Nguyễn Văn Bạn, một trong những người dân Hiền Lương, bám đất giữ làng, bảo vệ cờ giới tuyến những năm 1967 - 1970

Giới tuyến Vĩnh Linh từ những năm 1967 là trọng điểm đánh phá của giặc Mỹ. Phần lớn nhân dân làng Hiền Lương được sơ tán ra các tỉnh phía Bắc. Bám trụ lại vùng đất này là những dân quân, du kích anh dũng kiên cường, vừa làm nhiệm vụ bảo vệ cờ Tổ quốc, vừa  bám đất giữ làng. Trong câu chuyện về những ngày chiến đấu, bám đất giữ làng mà vợ chồng ông Nguyễn Văn Bạn thường kể cho nhau nghe, vẫn còn đó ký ức về những năm tháng không thể nào quên. Ông Bạn là một trong những dân quân tham gia bảo vệ cờ Hiền Lương. Sống và chiến đấu ở Vĩ tuyến 17 trong những năm tháng ác liệt của cuộc chiến, phải chứng kiến 2 bờ Nam Bắc chia đôi, cây cầu xẻ nữa, với ông và mỗi một người dân Hiền Lương lúc bấy giờ đều cháy bỏng một khát vọng tột bậc, khát vọng thống nhất đất nước. “Chúng tôi kiên quyết bám trụ, bảo vệ cờ, bảo vệ làng, dù cho bom đạn đánh phá suốt ngày nhưng với niềm tin và khát vọng thống nhất”, ông bạn chia sẻ thêm.

Suốt những năm tháng chống Mỹ cứu nước, quân và dân Vĩnh Linh vừa chiến đấu vừa sản xuất, chung tay chi viện chiến trường miền Nam, ngọn cờ nơi đầu cầu Hiền Lương luôn tung bay trên trời cao trở thành điểm tựa, niềm tin của hàng triệu đồng bào phía bờ Nam sông Bến Hải.

Cầu Hiền Lương sau hơn  20 năm mang nỗi đau chia cắt đã hòa chung niềm vui của dân tộc, Nam Bắc một nhà. Nhân dân thôn Hiền Lương sơ tán ở các tỉnh phía Bắc cũng trở về, xây dựng quê hương. Vùng đất đất chịu đau thương chia cắt đất nước trong chiến tranh giờ đây là nhân chứng cho hòa bình thống nhất, non sông.

Sông Bến Hải vẫn hiền hòa bao bọc làng quê Hiền Lương. Mỗi một dịp kỷ niệm giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, cầu Hiền Lương, sông Bến Hải lại chào đón đồng bào khắp mọi miền Tổ quốc trở lại với vùng đất này, để tri ân những người đã ngã xuống vì độc lập dân tộc, để ghi nhớ về những chiến công một thời hào hùng.

(Nguồn: QRTV)

TAGS

Đại thắng mùa xuân 1975 - Sức mạnh khát vọng hòa bình và thống nhất đất nước

Trần Hiền Hạnh |

Đại thắng mùa Xuân 1975 kết thúc thắng lợi chặng đường 21 năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975), đồng thời kết thúc vẻ vang quá trình 30 năm chiến tranh giành độc lập, bảo vệ Tổ quốc kể từ cách mạng tháng Tám năm 1945, mở ra kỷ nguyên mới cho lịch sử dân tộc.

Hình ảnh Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Ðôi bờ Hiền Lương-Bến Hải

PV |

Ngày 30/4 hằng năm, tỉnh Quảng Trị tổ chức Lễ thượng cờ Thống nhất non sông để kỷ niệm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Cuba trong lòng Quảng Trị

Đan Tâm |

Vào những ngày tháng Tư lịch sử, có dịp lên Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Trường Sơn, ghé thăm cầu treo Bến Tắt, ra thị trấn miền cao Bến Quan, đi trên cung đường Hồ Chí Minh êm thuận, chúng tôi lại nhớ về những người bạn Cuba đã từng đến đây, vượt qua rất nhiều gian khó, cùng chung tay với những người Việt Nam anh em xây dựng nên những cây số đầu tiên của tuyến đường Trường Sơn thời công nghiệp hóa trên đất Quảng Trị 17 năm trước.

Những người vác gỗ

Hiếu Giang |

Nằm trên ngọn đồi cao chót vót, giữa tiết trời nóng gần 40 độ C, âm thanh của chiếc máy cưa gầm rú, tiếng cây gãy đổ và tiếng cười nói xôn xao. Không nơi đâu rộn rã như thế, và không nơi nào nhọc nhằn hơn thế. Nhưng những người khai thác gỗ tràm ở huyện Cam Lộ và Đakrông (tỉnh Quảng Trị) đã chọn cho mình cái kế sinh nhai là đi khai thác và bốc vác gỗ tràm.