Trách trời, cũng phải ơn trời

Hoàng Công Danh |

Nhà nằm trong vùng ngập lụt của Quảng Trị, từ nhỏ đến lớn hầu như năm nào tôi cũng chứng kiến lụt, có năm hai, ba trận. Như năm nay, mới sang tháng chín âm lịch đã trận thứ tư, chỉ trong vòng chưa tới mười ngày. Nhà dọn dẹp chưa xong, người chưa kịp hoàn hồn nước lại lên. Lũ chồng lũ thành ra đợt sau nước ngập sâu hơn đợt trước. Dân chỉ biết kêu trời và trách trời.

Nhà nằm trong vùng ngập lụt của Quảng Trị, từ nhỏ đến lớn hầu như năm nào tôi cũng chứng kiến lụt, có năm hai, ba trận. Như năm nay, mới sang tháng chín âm lịch đã trận thứ tư, chỉ trong vòng chưa tới mười ngày. Nhà dọn dẹp chưa xong, người chưa kịp hoàn hồn nước lại lên. Lũ chồng lũ thành ra đợt sau nước ngập sâu hơn đợt trước. Dân chỉ biết kêu trời và trách trời.

Cất rớ kiếm cá ăn trong những ngày lũ lụt
Cất rớ kiếm cá ăn trong những ngày lũ lụt

Chống lũ lụt thành ra một thứ phản xạ có điều kiện trong mỗi người. Nghe tin ngoài sông nước lên, trong nhà hối hả kê dọn đồ đạc. Thứ ưu tiên nhất là lo cho cái ăn. Ăn mới sống. Còn người còn của. Gom một bó củi khô buộc lên chỗ thật cao cùng xoong nồi gạo mắm. Sau này có bếp gas thì kê cái bếp lên, và vẫn không quên một bó củi đề phòng hết gas.

Nước xâm xấp ngoài vườn, người ta quơ vội nắm rau, trái mướp, những thứ này nước ngập sẽ rụi hết, nhưng khi lụt lại là những món qua bữa rất được. Lo cho cái ăn xong mới tính chuyện cứu vật nuôi, kê dọn đồ đạc. Tuần tự công việc cứ thế, cái nào trước cái nào sau, người ta thuộc rành rành, đến lũ là làm chứ không cần suy tính, không kịp suy tính. Ấy gọi là kinh nghiệm chống lũ, kinh nghiệm sống chung với lũ.

Lũ lên mỗi đợt tầm ba ngày thì rút, cũng là lúc những thức ăn để dành đã cạn kiệt. Lúc này chợ chưa họp, đường sá vẫn phải lội bì bõm, người quê lại tìm cách tự cung tự cấp. Trong vườn, cây rau quả cao nhất có thể còn ngoi ngóp được là đu đủ. Mà lạ, mùa mưa đu đủ lúc lĩu quả, nhưng loại cây này mục thân rất nhanh. Nước rút cây cũng mềm oặt, người ta lượm quả đem vào kho dầu, cũng có được chút xanh. Nhưng chút xanh chỉ cầm lòng một bữa, phải có chút tanh tươi mới đủ sức.

Người dân đem lưới đơm cá thả những vùng nước chảy, hay dùng cái ống lờ đặt ở cống nước tầm một buổi thế nào cũng có cá đủ ăn cho cả nhà trong ngày. Vùng đồng bằng ngày thường cá ruộng cá đồng tự nhiên khan hiếm, do thuốc bảo vệ thực vật làm hủy hoại môi sinh. Thế mà chỉ một trận lũ, cá từ trên nguồn trôi về rất nhiều. Lũ lụt thành ra một dịp thau rửa nguồn nước ruộng đồng và bổ sung thêm nguồn cá tự nhiên.

Hoặc người ta dùng một cái rớ tủ, gồm bốn gọng tre bắt chéo, buộc vào đấy mành lưới, đặt xuống nước lụt. Dăm ba phút lại kéo rớ lên. Cá lớn thì lấy, cá nhỏ thả ra. Cá mẹ đang ủ bụng trứng cũng thả về nước cho nó sinh sản. Của trời cho, ăn cũng phải biết cách. Một mẻ lưới có khi được một con cá, có lúc chỉ cái lưới không. Thế mà vui, như một cái thú của người quê mỗi khi có lụt. Đơm cá mùa lũ, đôi khi cũng là một cách xoay xở miếng ăn thú vị. Hay đấy là tính lạc quan của người miền Trung quê tôi.

Mất điện, nước sạch sinh hoạt bị cắt là chuyện thường tình ngày lụt. Mấy cái giếng bơm coi như vô hiệu. Mấy cái giếng đào ở quê cũng bị nước lũ tràn vào đục ngầu màu bùn. Cái ăn xoay xở được nhờ rau củ héo úa trong vườn hay con cá đơm lên giữa đồng, còn nước uống thì phải nhờ trời mưa. Có bao nhiêu thau chậu đều đặt dưới mái hiên mà hứng. Mưa dội trên mái dù trong vẫn trôi xuống những thứ xỉ, rỉ sét lắng cặn. Nước đấy chỉ để tắm giặt. Phải thêm một cái thau đặt giữa trời, hứng trực tiếp từ mưa sa mới nấu ăn được. Lúc đấy thì không thể trách trời nữa, mà phải nhờ trời. Lạy trời mưa xuống, lấy nước tôi uống. Và giật mình nhận ra, may mắn thay bầu trời vùng này chưa bị vẩn đục, chưa bị mưa axit như những vùng ở khu công nghiệp.

Chúng ta đang sống trong một vũ trụ, mà người ta hay nói chung chung là “ông trời”. Bao thiên tai dân đều ngửa mặt kêu trời, than trời, trách trời. Nhưng cũng cần nhìn lại bằng con mắt quán chiếu, để biết ơn trời. Biết ơn con cá bơi trong dòng nước và xóa bỏ ý định tận diệt môi sinh. Biết ơn những cây cối tặng vật của đất, từ cây trong vườn cho đến cây trên rừng, để cần có ý thức bảo vệ. Biết ơn bầu trời cho mưa và đừng thải lên đấy những thứ khí độc.

Sự tử tế, đến lúc này không còn là chuyện đối đãi giữa người với người, mà cao hơn, chúng ta phải tử tế với tự nhiên.

(Nguồn: Tạp chí Cửa Việt)

TAGS

Vết bùn cũ bên sông

Yên Mã Sơn |

… Giờ đi dọc dòng sông. Bãi bờ nhuốm màu bụi đỏ do phù sa nước lũ để lại. Nắng đã lên làm những mảng bùn non nẻ chân chim như khuôn mặt người sau cơn lũ. Nương rẫy rồi sẽ xanh trở lại. Dòng sông cũng trở lại hiền hoà vốn có. Lòng người cũng nguôi ngoai vết bùn cũ. Và rồi sang năm chợt hỏi nhau: Năm ngoái nước lút đến đâu hè?

Nghĩa tình người miền Tây nơi tâm lũ Quảng Trị

Lâm Thanh |

Vượt quãng đường 1.300 km mang theo 30 tấn hàng hóa do bà con miền Tây quyên góp, Đội Thanh niên xung kích (TNXK) Trà Vinh đã tình nguyện đến tỉnh Quảng Trị bám trụ địa bàn trong hơn 10 ngày để vừa trao tận tay trên 1.500 suất hỗ trợ, vừa có những hoạt động hỗ trợ đầy ý nghĩa cho người dân các địa phương bị ngập lụt trên địa bàn tỉnh.

Đường thiên lý và những trạm hành cung trên đất Quảng Trị

H.N.T |

Đường thiên lý hay còn được gọi bằng đường cái quan, quan lộ, được hình thành từ lâu trong lịch sử. Các triều đại nối tiếp nhau cùng với sự mở rộng lãnh thổ trên con đường mở cõi về phương Nam, đường thiên lý ngày càng được quan tâm, mở rộng, các cung đường, nhà trạm được thiết lập để làm nơi vận chuyển văn thư.

Tặng hàng ngàn cuốn sách mới cho học sinh bị ngập lụt vùng Lìa

Phan Khang |

Ngày 22/10, nhóm từ thiện Blue Smile (TP. Huế) phối hợp với Đội trinh sát đặc nhiệm- Bộ đội Biên phòng Quảng Trị (đóng quân tại thôn Làng Vây, xã Tân Long, Hướng Hoá) đã đến tặng hơn 1. 500 cuốn sách cho học sinh bị ngập lụt vùng Lìa.