Xem người Pa Kô bắt cá dùng loại bẫy có từ trăm năm trước

Đức Nghĩa |

Người Pa Kô ở phía tây tỉnh Quảng Trị chế tạo bẫy pờ-ran (hay còn gọi là nhà dụ cá) để bắt cá tôm cải thiện bữa ăn gia đình từ khi chưa có sự hiện diện của lưới, chài.

Tại khu vực hồ Lìa (xã Lìa, huyện miền núi Hướng Hóa, Quảng Trị) có hàng chục chiếc bẫy pờ-ran được người dân địa phương giăng đặt để bắt cá tôm. Loại bẫy này chỉ sử dụng vào mùa nắng và thời điểm thu bẫy thường vào buổi trưa, khi trời đang nắng gắt.

ng Hồ Văn Minh (55 tuổi, ngụ tại thôn A Quan, xã Lìa) cho hay, bẫy pờ-ran được sáng chế từ xa xưa và lưu truyền đến bây giờ. Tại hồ Lìa có khoảng 50 chiếc bẫy pờ-ran của người dân trong thôn giăng đặt. Đối với loại bẫy này, người thạo nghề mỗi ngày có thể làm từ 3-5 cái, mỗi cái mất khoảng 2 giờ đồng hồ. Bẫy pờ-ran chỉ dùng tre, dây rừng kết nên chứ không dùng đến sắt, thép.

Bẫy có hình dáng như chiếc vỏ sò, được đặt chìm, cách bờ khoảng 2-5 mét. Trong lòng bẫy được phủ nhiều cành cây và cỏ dại nhằm tạo bóng râm cho cá tôm vào trú ngụ. Sau 3-5 ngày đặt bẫy, người dân sẽ tiến hành thu bẫy lên bờ để bắt cá tôm. Để đặt và thu bẫy pờ-ran cần từ 3-4 người, vì thế tại thôn A Quan có nhiều hộ dân cùng phối hợp với nhau. Số cá tôm sau khi bắt sẽ được chia đều cho từng người tham gia.

Dưới đây là hình ảnh người Pa Kô thu bẫy pờ-ran để bắt cá tôm:

Ở thôn A Quan nhiều hộ dân phối hợp với nhau đi đặt và lấy bẫy pờ-ran tại khu vực hồ Lìa
Ở thôn A Quan nhiều hộ dân phối hợp với nhau đi đặt và lấy bẫy pờ-ran tại khu vực hồ Lìa
iệc kéo bẫy pờ-ran được thực hiện vào lúc giữa trưa vì thời điểm này cá tôm vào bẫy để trú nắng.
iệc kéo bẫy pờ-ran được thực hiện vào lúc giữa trưa vì thời điểm này cá tôm vào bẫy để trú nắng.
iệc kéo bẫy pờ-ran được thực hiện vào lúc giữa trưa vì thời điểm này cá tôm vào bẫy để trú nắng.
Người dân thu bắt số cá vào trú ngụ ở bây pờ-ran cho vào chiếc oi mang theo.
Người dân thu bắt số cá vào trú ngụ ở bây pờ-ran cho vào chiếc oi mang theo.
Bẫy pờ-ran sau khi được kéo lên bờ, người dân sẽ bắt hết cá rồi đặt lại vị trí cũ
Bẫy pờ-ran sau khi được kéo lên bờ, người dân sẽ bắt hết cá rồi đặt lại vị trí cũ
Thành quả sau một buổi trưa thu bẫy pờ-ran. Số cá này sẽ chia đều cho mỗi thành viên tham gia đánh bắt.
Thành quả sau một buổi trưa thu bẫy pờ-ran. Số cá này sẽ chia đều cho mỗi thành viên tham gia đánh bắt.
Thành quả sau một buổi trưa thu bẫy pờ-ran. Số cá này sẽ chia đều cho mỗi thành viên tham gia đánh bắt.
Người dân thu bắt số cá vào trú ngụ ở bây pờ-ran cho vào chiếc oi mang theo.
Người dân thu bắt số cá vào trú ngụ ở bây pờ-ran cho vào chiếc oi mang theo.

TAGS

Tặng vật của dòng sông

Võ Thế Hùng |

Sau ngày tỉnh nhà được lập lại, hơn mười năm bền bỉ thai nghén, ôm ấp khát vọng của người Quảng Trị về một công trình tầm cỡ, góp phần xoay chuyển Quảng Trị vượt ra khỏi tỉnh nghèo, sau nhiều năm khảo sát, nghiên cứu, thẩm định của các Bộ, ngành Trung ương, ngày 29-8-2003, công trình thủy lợi, thủy điện Quảng Trị, công trình trọng điểm lớn nhất tỉnh Quảng Trị đã được long trọng khởi công xây dựng.

Đại thắng mùa xuân 1975 - Sức mạnh khát vọng hòa bình và thống nhất đất nước

Trần Hiền Hạnh |

Đại thắng mùa Xuân 1975 kết thúc thắng lợi chặng đường 21 năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975), đồng thời kết thúc vẻ vang quá trình 30 năm chiến tranh giành độc lập, bảo vệ Tổ quốc kể từ cách mạng tháng Tám năm 1945, mở ra kỷ nguyên mới cho lịch sử dân tộc.

Hải Lăng, đất đai là tương lai

Đào Tâm Thanh |

Mỗi lần đi xa trở về, trên dặm dài thiên lý Bắc - Nam, chạm tấm biển màu xanh ghi cô đọng những dòng chữ, số “Địa phận Quảng Trị- Km 791A+500” đặt nơi địa đầu mảnh đất Hải Lăng, giáp với tỉnh Thừa Thiên Huế, lòng chúng tôi lại reo vui một lời ân nghĩa lấy từ cảm hứng của tiêu đề bài xã luận đăng trên số Báo Quảng Trị đầu tiên sau ngày lập lại tỉnh: “Kính chào đất mẹ anh hùng!”, rồi thở phào nhẹ nhõm: “Đã về đến nhà mình rồi đây”!

Khi lan rừng xuống phố

Hoàng Hải Lâm |

Tôi còn nhớ, hình ảnh ngày trước đã in sâu vào tâm trí mỗi người. Khi người lính từ rừng về, trên lưng mang ba lô và nhánh lan rừng.