Chiếc túi may ngược

Yên Mã Sơn |

Tôi kể câu chuyện về những chiếc túi cho ông bạn thân làm ở tòa án. Với giọng hài hước, ông nói: “Người ta may chiếc túi ngược thì hơi khó coi. Nhưng nếu được vậy thì không cần đến những người như tôi nữa”.

Nằm ngủ mơ thấy tự nhiên trong túi mình có thật nhiều tiền, moi hoài mà không sao lấy ra hết. Tỉnh dậy mới biết hôm qua mua xấp vé số, dò không trúng nhưng vẫn để lại trong túi áo. Còn hôm rồi ông bạn đồng nghiệp nằm mơ thấy cái túi mình bị rách, bỏ mấy đồng xu trong túi rơi hết lúc nào không hay...

Nhớ hồi còn nhỏ, mỗi lần ra quán nước của bà ở đầu làng ngồi chơi. Như không bỏ sót ngày nào, cứ chiều chiều là ông Tư ghé vào quán làm cốc rượu, uống xong ông nói câu như chửi đổng: Ở đời hơn nhau cái túi, biết ai giỏi hơn ai? Rồi ghé sát vào tai bà tôi nói nhỏ: “Hôm nay Út lại nợ”. Tôi rón rén hỏi bà về cái túi ông Tư nói hồi nãy là cái thứ gì? Bà xếp cái quạt giấy lại gõ vào đầu tôi rồi chậm rãi: “Cái túi đựng tiền cháu ạ, thằng Tư khổ vì cái túi nhẵn tiền của mình đấy”. Cứ như vậy ngày này qua ngày khác, thi thoảng lắm mới thấy ông Tư móc từ trong túi áo ra vài tờ giấy bạc nhàu nát tự thuở nào đưa cho bà.

Cái quán của bà nằm ở ngã ba đường, cứ vài hôm một lần có đám con nít hoặc người già chống gậy tay cầm cái bao lọ mọ vào quán, áo quần tả tơi, tóc tai rối bời, mùi mồ hôi của người lâu ngày không tắm tỏa ra ngai ngái. Họ nhìn bà tôi cầu khẩn rồi ngả hai tay... Chưa kịp nói thì bà đưa tay xuống túi áo mở cái kim băng nhỏ gài trên miệng túi rồi lôi ra một cái bao nilon, trong đó cơ man là tiền lẻ, tiền xu. Những người ăn mày nhận lấy rồi cũng bỏ vào bao nilon, nhét vào túi và trên miệng túi cũng có cái kim băng gài kỹ càng.

Từ đó trong tâm trí tôi thường nghĩ mông lung về những chiếc túi mà bên trong có thể chứa đựng những của phù du, của ban ơn, của mồ hôi… mà ai ai cũng vun đắp, che chắn rất kỹ lưỡng như sợ ai trộm mất. Mỗi lần sắp đến ngày khai giảng là tôi được mẹ dẫn qua bà Hằng, thợ may cạnh nhà, để may áo quần. Tôi thường vòi mẹ may kiểu túi này túi nọ, "mốt" này "mốt" kia. Rồi mẹ và bà Hằng bàn về những kiểu túi, bà thợ may kết luận: “Làm thợ may đã mấy chục năm, người ta may kiểu này kiểu kia, tôi chưa thấy ai may cái túi… ngược bao giờ!”.

 
 
Lớn lên, đi qua bao dặm đường đất nước, lên núi xuống rừng, về đồng bằng lên thành phố. Nhiều lúc trong bụng đói meo, đưa tay sờ chiếc túi trống, không đồng xu dính túi lại nhớ về chiếc túi của ông Tư ở làng. Mỗi chiếc túi là mỗi số phận. Cũng chỉ là chiếc túi, nhưng hai chiếc túi của câu chuyện cổ tích “Cây khế” cũng khác nhau. Cái túi người em là cái túi “biết đủ là giàu”, cái túi người anh là cái túi “tham”. Một chiếc túi có một số phận như chính chủ nhân của nó. Có chiếc túi khi đặt vào một đồng xu đã thấy đầy, có chiếc không đáy, chẳng biết bỏ vào bao nhiêu mới đủ.

Có chiếc túi sinh ra không phải đựng tiền, nó không có thiên phúc đựng tiền mà chỉ đựng những vật dụng linh tinh tưởng chừng vô nghĩa; có chiếc túi được may thật to, miệng thật rộng để bỏ những chiếc phong bì bí ẩn mà không cần đến việc chiếc túi đó có đẹp hay không, có thời trang hay không. Có chiếc túi khi lộn ngược lại chỉ tìm được một xu rồi cung kính biếu người khất thực nhưng cũng có chiếc túi khi móc ra có thể “hô mưa, gọi gió”, làm náo loạn cả một khoảng trời...

Chiếc túi của ông quan tham thì biến hóa khôn lường. Lúc tiếp dân thì áo chỉ một túi vừa đủ để nhét một ngòi viết được dùng khi ký tá (mà chữ ký cũng đẻ ra lắm tiền đấy) hay lôi ra ghi những ý kiến đóng góp của dân xem ra rất gần gũi. Trông qua chiếc túi này… “vô hại”. Còn lúc tiếp doanh nghiệp này, xí nghiệp nọ, chiếc áo của quan tham lại thật nhiều túi, túi để tiền boa khi nhậu nhẹt ra oai, túi để người ta nhét phong bì khi bắt tay chào hỏi… Cái thùng (túi) mang tên Phước Sương thường thấy nhà chùa dùng cho người từ tâm bỏ vào để chiêm bái, ước nguyện nhưng cái túi đặt ở cửa nhà quan tham thì để khách ra vào, khi ngồi xuống cởi giày, nhét phong bì vào đó để mua chuộc, mưu lợi, là cái túi tham ô.

Tôi kể câu chuyện về những chiếc túi cho ông bạn thân làm ở tòa án. Với giọng hài hước, ông nói: “Người ta may chiếc túi ngược thì hơi khó coi. Nhưng nếu được vậy thì không cần đến những người như tôi nữa”.

Cậu bé tự kỷ trên một chuyến bay

QUANGTRI74.VN (ST) |

"Tôi choáng ngợp trước lòng tốt của mọi người. Họ khiến tôi muốn khóc", bà Gabriel nói.

"Lần đầu tiên, tôi thấy mọi người xung quanh rất cảm thông và bày tỏ sự giúp đỡ cho một đưa trẻ tự kỷ như Braysen. Điều đó khiến chúng tôi không phải lo ngại người khác nghĩ gì về con mình, vì họ hiểu chuyện…”

Gian bếp

Yên Mã Sơn |

Gian bếp là không gian gắn bó với người phụ nữ phương Đông. Đến nổi có những bà mẹ sắp gần đất xa trời cũng muốn lui tới nơi này. Chẳng làm gì được ở cái tuổi tri thiên mệnh đó nhưng vẫn lục tìm những hạt giống treo giàn khói từ thuở nào, giục con cháu lấy mà gieo trồng. 

Niềm tin... hấp hối

Vũ Liên |

Đã đến lúc cần bỏ những thứ mà ngay cả niềm tin cũng không nuôi nổi chứ đừng nói đến vật chất, kinh phí duy trì.

Những giấc mơ ướt

Yên Mã Sơn |

Con đường bêtông dẫn vào khu nhà lá nhập nhòa ánh điện sau cơn mưa đột ngột. Hai đứa trẻ đứng dưới mái hiên bên cạnh những thùng xốp hứng nước mưa đợi chị về.