Chung thủy tương đối

Vân Anh |

Thứ ngăn lại khi đứng giữa ranh giới của cám dỗ không phải là một tình yêu lớn lao mà chính là cái nền tảng đạo đức bên trong.

Trong lớp học môn Tâm lý gia đình, chúng tôi đươc giao một bài tập. Trong đó, tôi và một bạn nữa sẽ cùng đóng vai vợ/chồng để trình bày các quan điểm hôn nhân và cách mà chúng tôi duy trì cuộc hôn nhân đó.

Khi nhắc đến khái niệm “chung thủy”, bạn cho rằng “chung thủy” phải là sự tuyệt đối.

Còn tôi lại cho rằng làm sao lại có chung thủy tuyệt đối? Nó chỉ là sự tương đối nào đó thôi.

 

Đàn ông luôn là đối tượng được cho rằng dễ ngoại tình hơn nhưng điều đó không có nghĩa phụ nữ không có những phút giây ham của lạ. Làm thế nào mà một cuộc hôn nhân mà người ta sống với nhau mấy chục năm mà chẳng có những giây phút chán nhau và rồi say nắng một ai đó?

Tôi nhớ khi đó chồng đi suốt ngày. Chúng tôi hầu như chẳng giao tiếp mấy. Tôi ở nhà ôm con một mình với những oán trách bên trong. Vừa khi ấy, có một anh khách hàng người Hàn trao đổi với tôi về công việc. Anh ta đẹp trai, vui tính, thú vị. Anh ta nói anh ta thích tính cách của tôi và rồi chúng tôi cứ trò chuyện liên tục hàng ngày từ sáng đến tối. Mình chưa được trải nghiệm khi có chồng mà trai khác nó tán tỉnh mình thì ra sao.

Bên trong tôi cũng phát sinh rất nhiều những cảm xúc mới lạ. Mình có chờ đợi họ nhắn tin đến. Mình có vui khi thấy tin nhắn của họ. Mình có chán chồng. Tự nhiên nhắn tin với họ thấy vui quá, quay sang nhìn lại thấy chồng mình tuy đẹp trai, tài hoa nhưng mà mình không thấy thích nữa. Những thứ đó người khác cũng có thể có mà?

Tự tôi cũng thấy sao mình nghiệp quá nhưng mà mình đang thích việc trải nghiệm những cảm xúc này nên tôi cho phép mình đu đưa với cảm xúc. Chỉ là tôi cho mình một cái điểm dừng không hứa hẹn, không yêu đương, không sa đà. Tôi có rơi vào mối quan hệ với bất cứ ai thì cũng có lúc tôi sẽ thấy chán họ thôi.

Và rồi, tôi dừng lại cuộc nói chuyện. Đối phương cũng tự hiểu mà nói: “Tôi nghĩ chúng ta vẫn có thể là bạn nhưng có lẽ với em tôi chỉ là một sự giết thời gian”.

Tôi không yêu chồng đến mức cuộc đời này chỉ chung thủy với một người. Thứ tôi chung thủy chính là những giá trị đạo đức ở con người hiện tại của mình. Mình sẽ không làm con người đó tổn thương vì một mối quan hệ khác ngay khi vẫn đang ở trong cuộc hôn nhân với họ.

Mà tôi nghĩ bất kì ai cũng vậy. Thứ ngăn họ lại khi đứng giữa những ranh giới của cám dỗ không phải là một tình yêu lớn lao với một đối tượng nào đó mà chính là cái nền tảng đạo đức bên trong họ.

Thế nên, hãy tự do để chấp nhận tâm trí của con người là một sự tự do. Ta đâu thể nào quản được đối phương đang tơ tưởng đến ai?

Làm sao ta có thể ép họ chỉ nghĩ đến một mình ta duy nhất trọn vẹn và luôn tràn đầy hứng khởi?

Ta chỉ có thể cùng nhau nghĩ đến việc giả như đối phương có một mối quan hệ với một ai đó, ta sẽ đối xử với nhau như thế nào?

Giới hạn nào trong mối quan hệ của đôi ta?

Càng chấp nhận mọi việc trên đời đều chỉ là sự tương đối, trái tim cũng sẽ dần trở nên bình thản với tất cả những điều sẽ đến rồi đi…

(Nguồn: Phụ nữ mới)

Ta viết lịch sử bằng mồ hôi và máu

Yên Mã Sơn |

Mồ hôi của lao động xây dựng quê hương, đất nước. Máu để bảo vệ Tổ quốc, non sông... "Như mẹ gánh muối, gánh mồ hôi từ biển/ Như cha vung chài sau khi bỏ gươm dao."

Xanh EWEC xin giới thiệu bài thơ Ta viết lịch sử bằng mồ hôi và máu của Yên Mã Sơn.

Trung thu này

Nguyễn Văn Dùng - Nguyễn Hữu Quý |

Làng đã trôi mất rồi

Nhà văn hoá thôn bị lật tôn bay cửa

Sân bóng nhỏ đất vùi còn đâu nữa

Công viên bên đường cũng bị cuốn trôi

Bao mùa Trung thu rộn rã tiếng cười

Nào múa lân, các trò chơi dân dã

Chị Hằng dịu dàng, chú Cuội cười vui lạ

Trung thu này các em biết chơi đâu?


Những mùa hạ cũ về đâu…

Trần Thanh Thoa |

Có mùa hạ cũ bên hiên

Thơ ngây gửi lại một miền hoa bay

Bằng lăng khẽ hát gọi ngày

Nép mình trong cánh thư tay ngại ngùng

Chiếc khăn và lời hẹn ước sẽ về

Hoàng Lê |

Cụ bà Phạm Thị Cháu, 94 tuổi, làng Hà Tây, xã Triệu An, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, người lưu giữ chiếc khăn có ghi chữ “Kỷ niệm” ngót nghét hơn nửa thế kỉ qua. Với cụ Cháu, chiếc khăn là kỉ vật thân thuộc, quý giá nhất đối với cuộc đời bà sống gần trọn một thế kỷ, “ông gửi khăn về cho người làng, nói sau tổng tuyển cử ông về, nói rứa…”.