Không còn tiếng còi xe nữa, được không?

Lê Thanh Phong |

Không bấm còi, người điều khiển xe chạy cẩn thận hơn, tuân thủ luật giao thông tốt hơn.

Thử hình dung, buổi sáng ra đường, chúng ta không còn nghe tiếng còi xe nữa, thì sẽ rất thoải mái, bình yên. Thế nhưng, điều đơn giản đó quá khó khăn với chúng ta.

Một người đàn ông tên Lê Văn Thành đã dùng gậy tre phang vỡ kính chiếu hậu ôtô. Lý do là ông quá bức xúc vì lái xe bấm còi inh ỏi.

Ông đã dừng xe, bắt lái xe xuống xin lỗi, lái xe không nghe nên ông phang tiếp làm vỡ kính chiếu hậu và hai kính cửa xe. Chuyện xảy ra trên đường Nguyễn Tất Thành, thành phố Buôn Ma Thuột ngày 9.9.

Công an thành phố Buôn Ma Thuột đang điều tra hành vi cố ý làm hư hỏng tài sản đối với ông Lê Văn Thành.

Hành vi của ông Lê Văn Thành sai đã quá rõ, còn mức độ tới đâu là việc của các cơ quan pháp luật. Nên xử lý thật nghiêm để răn đe người khác. Hiện nay, có nhiều người chỉ vì một va quệt nhỏ hay tranh đường, sẵn sàng lao vào nhau ẩu đả, có trường hợp phải đi viện, thậm chí tử vong. 

Xã hội mà cứ động một chút sử dụng bạo lực là không văn minh. Điều nguy hiểm là thói quen bạo lực đó bị “lây nhiễm” trong cộng đồng, lấn át những ứng xử hòa ái, nhân văn.

Xử ông Lê Văn Thành thật nghiêm là cần thiết, nhưng cũng từ vụ việc này, cho chúng ta nhìn nhận thêm một góc khác, đó là văn minh giao thông.

Hiện nay, đa số người tham gia giao thông rất không văn minh. Xe phóng nhanh vượt ẩu, lấn làn, tranh đường là chuyện thường xuyên, cơm bữa. Nhưng thêm một thứ nguy hiểm đe dọa sức khỏe của con người, đó là “còi xe”. Hình như ai cũng bấm còi, bấm đinh tai nhức óc. Con người đô thị đang chịu đựng ba thứ ô nhiễm, đó là ô nhiễm không khí, ô nhiễm màu sắc, và kinh khủng nhất là ô nhiễm âm thanh, trong đó, còi xe “tra tấn” từ sáng đến tối.

Con người bị tiếng còi xe tấn công vào sức khỏe tinh thần, có lẽ ngày càng nhiều người bị bệnh tâm thần, trong đó có nguyên nhân từ ô nhiễm âm thanh.

Ông Lê Văn Thành nói: “Do ý thức của tài xế nên tôi bức xúc. Tôi đã đi Thái Lan. Người Thái Lan không hề bấm còi còn người dân của mình thì bấm còi inh ỏi”.

Giao thông gần như không có tiếng còi ở Lào, Thái Lan
Giao thông gần như không có tiếng còi ở Lào, Thái Lan
 Không chỉ Thái Lan, mà nhiều nước trên thế giới người dân không sử dụng còi xe, chỉ sử dụng trong tình huống cấp bách. Đó chính là ứng xử văn minh, tôn trọng cộng đồng, bảo vệ môi trường sống không bị ô nhiễm.

Không bấm còi, người điều khiển xe chạy cẩn thận hơn, tuân thủ luật giao thông tốt hơn.

Thử hình dung, buổi sáng ra đường, chúng ta không còn nghe tiếng còi xe nữa, thì sẽ rất thoải mái, bình yên. Thế nhưng, điều đơn giản đó quá khó khăn với chúng ta.

(Theo Lao Động)

Chiều ô môi

Hoàng Hải Lâm |

Cũng không còn nhớ hôm đó là ngày tháng mấy. Tôi là trẻ con, nhớ cái gì đó chỉ thoáng qua.

Chiếc túi may ngược

Yên Mã Sơn |

Tôi kể câu chuyện về những chiếc túi cho ông bạn thân làm ở tòa án. Với giọng hài hước, ông nói: “Người ta may chiếc túi ngược thì hơi khó coi. Nhưng nếu được vậy thì không cần đến những người như tôi nữa”.

Gian bếp

Yên Mã Sơn |

Gian bếp là không gian gắn bó với người phụ nữ phương Đông. Đến nổi có những bà mẹ sắp gần đất xa trời cũng muốn lui tới nơi này. Chẳng làm gì được ở cái tuổi tri thiên mệnh đó nhưng vẫn lục tìm những hạt giống treo giàn khói từ thuở nào, giục con cháu lấy mà gieo trồng. 

Những giấc mơ ướt

Yên Mã Sơn |

Con đường bêtông dẫn vào khu nhà lá nhập nhòa ánh điện sau cơn mưa đột ngột. Hai đứa trẻ đứng dưới mái hiên bên cạnh những thùng xốp hứng nước mưa đợi chị về.