Bạn có thể vẫn không cần phải quá lo lắng về hóa đơn tiền điện tăng vọt nếu thực hiện các phương pháp tiết kiệm sau đây.
Thời gian gần đây, nhiều hộ sử dụng điện liên tục phản ảnh tình trạng tiền điện tăng đột biến mà không biết nguyên nhân, trong khi đó mức tiêu thụ của cả gia đình vẫn giữ nguyên. Ngoài việc kiểm tra đến vấn đề công tơ điện, trong khi thời tiết nắng nóng như hiện tại, nhu cầu làm mát tăng cao, các hộ gia đình cũng cần phải nắm được những mẹo tiết kiệm điện cơ bản nhất.
1. Sử dụng rèm cửa để chắn ánh nắng
Bình thường nhiều gia đình hay có thói quen mở rèm vào ngày mới để cho không gian sáng sủa hơn. Tuy nhiên, việc kéo rèm đôi khi cũng có thể làm tăng lượng hấp thụ nhiệt từ các cánh cửa kính vào nhà.
Tốt nhất nên duy trì thói quen để rèm chắn ánh nắng. Lời khuyên dành cho gia đình bạn là thay vì các loại rèm mỏng, vẫn rọi được ánh sáng vào nhà hoặc cân nhắc chọn mua loại rèm có màu sắc trung tính với chất liệu màu trắng bên trong vải tráng nhựa. Loại rèm xếp li này có thể giảm khí nóng lên đến 33%. Bạn có thể kéo rèm ở lớp ngoài, còn để lại lớp trong.
Biết cách tận dụng rèm cũng sẽ làm cho ngôi nhà mát mẻ hơn và ít bị nóng lên dưới ánh nắng gay gắt. Có hai lựa chọn cho phương pháp này: dùng rèm và màn. Khi cửa được đóng lại và rèm hoặc màn được kéo xuống hoàn toàn, nhà bạn có thể giảm được tới 45% mức tăng nhiệt.
2. Tắt điều hòa khi không cần thiết
Mùa hè chỉ cần nhiệt độ ngoài trời cao hơn là mọi người sẽ dùng điều hòa cả ngày. Tuy nhiên bạn nên biết rằng, phần lớn số điện trong hoá đơn là do sử dụng điều hoà. Trên thực tế, việc hạn chế sử dụng điều hoà không khí khi không cần thiết sẽ giúp cắt giảm được rất nhiều tiền điện. Hoặc nếu muốn làm mát căn phòng lâu hơn, bạn chỉ nên để nhiệt độ ở mức vừa phải, càng giảm độ, bạn càng tốn điện hơn.
Khi không cần thiết hoặc gần sáng trời mát mẻ, bạn nên tắt điều hòa, đừng để điều hòa ngay cả khi bạn phải đi ra ngoài và mở cửa nhiều vào buổi sáng. Không khí từ bên ngoài xâm nhập vào và không khí rời khỏi nhỏ qua cánh cửa, vết nứt và khe hở sẽ làm tốn điện hơn và chất lượng làm mát cũng bị giảm đi.
Ngoài điều hòa thì nhiều gia đình cũng có thêm các thiết bị làm mát, đây cũng là nguyên nhân khiến tiền điện tăng cao trong những ngày nắng nóng. Bạn nên có kế hoạch sử dụng các thiết bị này một cách hợp lý và tiết kiệm.
- Điều hòa: cứ 10 độ C bạn có thể tiết kiệm được 25% điện năng vì vậy nên để điều hòa ở mức nhiệt trên 25 độ C đối với ban ngày, tắt điều hòa vào ban đêm và mở cửa đón khí trời. Đây là một trong những cách tiết kiệm điện cho máy lạnh.
- Quạt: rút phích cắm điều khiển từ xa và tắt quạt sau khi sử dụng.
3. Rút nguồn các thiết bị khi không sử dụng
Trong gia đình bạn rất nhiều thiết bị điện tử như máy tính, ti vi, dàn âm thanh,... vẫn sử dụng điện năng ngay cả khi đã tắt. Chúng có thể tiêu tốn của bạn 24 giờ mỗi ngày và 7 ngày mỗi tuần trong suốt một thời gian dài.
Để hạn chế hóa đơn tiền điện cuối tháng, hãy rút nguồn tất cả các thiết bị mà bạn không còn sử dụng, bao gồm cả những đồ vật mà chúng ta ít để ý tới như laptop, smartphone, iPad,
4. Sử dụng tủ lạnh đúng cách
Tủ lạnh vào ngày mùa hè thường được các gia đình dùng thường xuyên như làm đá, để đồ ăn, làm mát nước. Tuy nhiên nếu không sử dụng đúng cách vô tình sẽ khiến tủ lạnh gây tốn điện hơn.
Một số gợi ý nhỏ cho gia đình bạn đó là: đặt tủ cách tường ít nhất 10 cm. Đảm bảo nhiệt độ bên trong tủ dao động từ 3-6 độ và âm 15 – âm 18 độ C với chế độ đông lạnh. Thay vì giữ đồ uống trong tủ lạnh, hãy đông lạnh các chai nước, sau đó đặt chúng trong một thùng cách nhiệt đầy nước để tan đá để không phải mở cánh tủ nhiều lần.
Bạn cũng nên hạn chế mở tủ lạnh vào những ngày này vì mỗi lần mở, tủ lạnh lại gặp một luồng khí nóng khiến chúng phải cân bằng lại nhiệt độ đã thiết lập. Điều này gây tốn nhiều điện năng hơn.
5. Lau sạch định kỳ thiết bị điện
Làm sạch các thiết bị, lau hết bụi bẩn giúp các thiết bị điện tăng gấp đôi công năng của nó khiến đèn sáng hơn, quạt thổi mạnh hơn. Cách này có thể giảm bớt số lượng đèn điện, quạt gió hoạt động trong nhà mà vẫn đáp ứng được hiệu quả làm mát và soi sáng.
6. Bật quạt
Các loại quạt như quạt trần, treo tường, để giường đều là những công cụ góp phần điều hòa không khí. Khi bạn vừa dùng điều hòa, vừa dùng quạt, tốt nhất nên tăng cao nhiệt độ của điều hòa hơn, trong trường hợp không quá nóng, bạn có thể tắt điều hòa và chỉ sử dụng quạt. Quạt cũng có thể đủ mát, trong khi vẫn tiết kiệm tiền điện hơn rất nhiều so với điều hoà.
7. Hạn chế sử dụng nhiều thiết bị điện cùng một lúc trong giờ cao điểm
Trong khoảng thời gian cao điểm từ 9h30-11h30 sáng và 17h-20h tối, các hộ gia đình chỉ nên sử dụng những thiết bị cần thiết và những thiết bị tiết kiệm điện đã được chứng nhận.
8. Sử dụng năng lượng thay thế
Có một số nguồn có thể dùng thay thế điện như năng lượng gió, năng lượng mặt trời,... Năng lượng mặt trời còn được ứng dụng trong sinh hoạt là những tấm pin năng lượng mặt trời và máy nước nóng năng lượng mặt trời là phổ biến nhất.
9. Chú ý đến chỉ số đánh giá hiệu suất năng lượng (EER)
Khi mua một thiết bị mới, hãy tìm kiếm phần ghi chú màu vàng có chữ "Energy Guide”. Con số hiển thị trên đó là chỉ số đánh giá hiệu suất năng lượng của thiết bị. Số này càng cao thì hiệu suất năng lượng của thiết bị càng lớn.
(Nguồn: Phụ nữ mới)