Mùa cưới: Ai mời, mời ai?

Phạm Xuân Dũng |

Đám cưới là ngày vui, rất vui lại cũng là dịp trọng đại của một đời người. Cũng do vậy nên chuyện ai nên mời, ai nên không phải được cân nhắc thận trọng. 

Phải căn cứ vào mức độ tình cảm, mức độ quan hệ, không phải ai cũng mời. Bà con, xóm giềng, bạn thân thì chẳng nói làm gì. Nhưng nhiều mối quan hệ khác như chỉ quen biết, thậm chí chưa hề ghé nhà nhau hay ở xa có nên mời hay không cũng phải tính toán. Nếu đúng đối tượng chắc chắn phải mời, không đúng đối tượng dứt khoát không mời. Nếu không nhất định sẽ làm phiền người khác. Vì họ nhận được thiệp cưới đi cũng khổ mà không đi cũng dở. Mất tiền, mất thời gian mà không chính đáng.

 

 Việc mời tràn lan, không đúng đối tượng cũng do tiền mừng đủ trang trải chi phí nên nhiều gia đình mạnh tay mời, vì không sợ "lỗ". Nhưng người đi nhiều khi méo mặt. Người Việt hay sĩ diện, trong bụng kêu ca nhưng không dám ra mặt, sợ người khác chê cười mình lăn tăn, bủn xỉn. Trong khi tiền cưới là một khoản không nhỏ trong tổng chi tiêu của mỗi gia đình. Nhưng không dám kêu công khai thì cũng than thở với nhau. Và không lạ gì những câu cửa miệng như: " Đám cưới nhà nớ có dính không? ", "Đám cưới sắp tới tui thoát rồi, vì họ không mời"...

 

Đám cưới là ngày vui, người được mời phải thấy vui, thấy mình được mời là chính đáng. Chứ đừng bực mình, miễn cưỡng.

Gia đình ai cũng có con cháu. Ngày cưới nên mời chọn đúng người. Đó mới là thực sự tôn trọng người khác, dù mời hay không mời. Chứ đừng phát thiệp tràn lan, theo kiểu thôi kệ cứ mời, đẩy người khác vào tình thế khó xử, dở khóc dở cười.

 

Ngày cưới phải đúng nghĩa ngày vui. Ai cũng đều vui. Đừng để có những khách mời bất đắc dĩ không thể nào vui.

Còn chuyện buôn đám cưới rồi mời tràn lan vô tội vạ thì lại càng phải lên án.

TAGS

Làm sao để Tết vui chứ không là gánh nặng?

P.V |

Tết có phải là gánh nặng đối với chúng ta hay không? Tết chỉ diễn ra “dăm ba ngày” nhưng phải chuẩn bị nó với một khoảng thời gian dài. Nó có khiến cho mỗi con người đi qua tết cảm thấy “hao tâm tổn sức” hay vẫn là món quá thi vị, đáng trân trọng mà cuộc sống ban tặng?

Cơm cháy

Yên Mã Sơn |

Trong ý niệm của những đứa trẻ thời @, cơm cháy là một món xa lạ. Có khi nó lại là một món ăn tiêu khiển, cũng như khoai luộc, bắp rang… ăn để mà giải trí.

Lời dụ tình của dế

Hoàng Công Danh |

Thi thoảng trong những đêm xa nhà, tôi vẫn được nghe tiếng dế thân quen của tuổi thơ vọng lại. Âm thanh réo rắt vượt qua ngàn dặm không gian, lội băng băng từ miền sâu thẳm thời gian đến hát bên tai một bài dạ khúc rất đỗi bình dị.

Ngọt lành Giêng Hai

Nguyễn Hữu Quý |

Tôi với giêng hai thường bắt đầu bằng những hồi ức khó quên. Những kỉ niệm vui và buồn gắn với làn mưa bụi bay bay, màu nắng non chập chờn trong vòm lá, với tháng giêng rét đài, tháng hai rét lộc...