Những nụ mầm mới

Nguyễn Thị Diệu Hiền |

Xuân sang. Cây cối bắt đầu lên những chồi non; bóng xuân thấp thoáng trong đám hoa mai hoa trảu ở đâu đó và cả trong vạt hoa cải ven sông. Những nụ mầm mới cứ thế xanh mãi bên đời.   

Mặt trời mới len lỏi những tia nắng xuyên lớp sương dày. Ba tôi hồ hởi: “Dạo này chim chóc về vườn mình nhiều ghê”. Bên những “gương mặt” quen thuộc như chim chào mào, chìa vôi, chèo bẻo, gõ kiến, chim sâu…, có  loài mấy chục năm nay tự nhiên giờ ba mới thấy lại như chim thầy bói và chim phướn. Tiếng chim ríu rít như vọng lại thuở xa xưa nào. Chim thầy bói có bộ lông xanh óng như sà sả, nhưng thân hình nhỏ nhắn hơn; còn chim phướn thường bay về từng đôi, lông đen tuyền và chiếc đuôi thì dài quyến rũ. Cũng như ba, tôi nghe lòng rộn ràng như một sớm mai ngồi bên hiên nhà nhìn lũ chim nhảy nhót hát ca trên những cành lá xanh non vừa nhú.

Ảnh: Phan Tan Lam
Ảnh: Phan Tan Lam 

Mầm non đa sắc lung linh trên khắp các khu vườn đồi… Thật lạ lùng, tôi phát hiện lá non rất nhiều màu. Này là những cánh hồng phơn phớt non tơ của bằng lăng. Này là màu xanh mướt của rau trong vườn. Này là màu tím thẫm của lá mận. Còn cây bàng cổ thụ kia thì lá non như những  búp măng nhỏ xinh. Tất cả vươn mình chào ánh sáng. Nhìn chồi non mơn mởn, cảm giác xúc động chợt bật lên.

Một người bạn lớn tuổi, nhắn cho tôi trong ngày đầu năm, đại khái, anh không thể thiếu quê. Anh làm lãnh đạo doanh nghiệp và hài lòng với công việc ở thành phố. Thế nhưng anh vẫn dành hai ngày cuối tuần để về quê, chăm chút khu vườn của ba mẹ. Tôi rất trân trọng tấm lòng nhớ thương quê kiểng của những người như anh. Nhìn hình ảnh anh hân hoan khi trở về chăm chút cho khu vườn xanh lá sau mùa bão lũ năm trước, tôi hiểu tấm lòng yêu quý cỏ cây và tình quê hương sâu nặng của anh. Có những chùm lòn bon trái vụ lưa thưa xanh. Có những trái măng cụt chín thẫm. Và có cả triết lý “cây sẽ cho lộc, cây sẽ cho hoa” dù mọc trên vùng đất cằn khô hay vừa chịu trận cuồng nộ của đất trời vài tháng trước.

Thêm một tin nhắn rất hào hứng: “Ngày ni anh trồng thêm được hai mươi cây sim”. Có lẽ những người yêu thiên nhiên, biết quý từng chiếc lá, nụ hoa mới có thể cảm nhận được niềm hạnh phúc của người gieo hạt như anh. Tôi mỉm cười nghĩ đến một ngày nào đến thăm khu vườn xanh màu cây trái, và màu tím hoa sim sẽ nở ngát mùa hè vài năm sau.

Còn bây giờ, những nụ mầm mới đã châm chồi xuân.

(Nguồn: Báo Quảng Nam)

TAGS

Những sắc màu thương nhớ

Hoàng Hải Lâm |

Rời thành phố với những xô bồ, tôi ngược xuôi miền biên giới. Gần 100 cây số đường rừng, Hướng Phùng (Hướng Hóa, Quảng Trị) đến mùa hoàng hoa, những nỗi nhớ chen chúc nhau ùa về, cứ như một sớm mai thức dậy ở phố núi, hít đầy lồng ngực những trong trẻo của núi rừng vẫn cứ thấy thiếu vắng gì đó rất mông lung. Mùa hoa dã quỳ ngập vàng những con đường, tôi thơ thẩn đi, lần tìm trong màu hoa ấy những sắc màu thương nhớ.

Mùi phố thị

Yên Thường |

Tôi mê mùi bùn của cánh đồng trước nhà. Cả tuổi thơ tôi quẩn quanh ở đó, bắt ốc, bắt nhái và nhổ những bụi cỏ mạch lẫn trong đám lúa. Tôi cũng mê mùi nơi đám đất vừa được đánh tơi để trồng cải, ngò mỗi dịp trước tết. Đó dường như thứ mùi của hy vọng, xanh lên rạng rỡ mỗi khi tết đến. Nhưng thời điểm giáp tết rộn ràng, cái mong chờ nhất của tôi thoảng đậm mùi phố thị.

Thương về tháng Ba...

Như Trang |

Những ngày tháng Ba đầy gió. Cơn gió rỗng trời dễ làm lòng người mênh mang. Thấy nắng, đón gió hay ngắm những bông hoa sầu đông tím rụng dưới hiên nhà, tôi lại ngược dòng trở về thời thơ ấu chín muồi trong ký ức tháng ba xưa…

Thơ như giọt máu ứa

Nguyễn Hoàn |

Nguyễn Thị Hoàng là nhà văn nữ nổi tiếng ở miền Nam trước năm 1975, sinh năm 1939 tại Huế, quê ở làng Quảng Điền, xã Triệu Đại, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.